Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành giấy - Nhìn lại và suy ngẫm

  Một năm nữa lại trôi qua, các doanh nghiệp vừa dồn những nỗ lực cuối cùng để kết thúc một năm quá vất vả với nhiều cung bậc thăng trầm nối tiếp nhau, đồng thời suy tính những bước đi trong năm tới cũng sẽ không thiếu những thách thức cần vượt qua.

Nhìn chung, năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp giấy Việt Nam đều có lãi, nhưng cũng có một số doanh nghiệp lỗ (thậm chí lỗ nặng so với kế hoạch).

Tiêu dùng giấy năm 2009 cao hơn năm 2008 chút ít (gần 2%). Sản lượng giấy đạt được cao hơn vài nghìn tấn so với năm 2008 (tương ứng 1,4 – 2%). Nhập khẩu đạt gần bằng năm 2008, nhưng xuất khẩu chỉ đạt trên 50% so với năm 2008.

Nguyên nhân đầu tiên là do giá nguyên vật liệu (kể cả hóa chất) tăng không ngừng (thậm chí cho đến tháng 12 vẫn tăng). Quý I, giá bột và giá giấy thu hồi quá rẻ, đến không ngờ. Tuy nhiên ở thời điểm này, chỉ một vài doanh nghiệp tận dụng được thời cơ, mua dự trữ một lượng lớn (thậm chí giá OCC nhập khẩu dưới 40 USD/tấn), còn phần lớn lại tin rằng giá còn rẻ hơn nữa và chờ đợi. Từ cuối tháng 3, giá bột và kéo theo là giá các loại giấy thu hồi tăng đều đặn với nhịp độ bình quân 20-30 USD/tấn và cho đến nay, giá bột cơ tăng cao hơn giá bột hóa và có lúc giá bán ngang bằng nhau. Các vật tư khác, điện, nhiên liệu (than, dầu) đều tăng, chi phí về lao động tăng.

Tiếp đến là gói kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ được khá nhiều ngành sản xuất, nhưng không có doanh nghiệp ngành giấy nào tiếp cận được gói này.

Nguyên nhân tiếp theo là việc xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2008 đã cho chúng ta nhận ra những thiếu sót trong việc hoạch định chính sách của doanh nghiệp. Căn cứ để lập kế hoạch chưa được nghiên cứu thấu đáo, yếu tố thị trường – nói thì nhiều – nhưng dựa vào thì chưa nhiều. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa để ý kỹ diễn biến thị trường khu vực, nhất là thị trường Trung Quốc để có những dự báo cần cho doanh nghiệp mình. Vì thế kết quả sản xuất kinh doanh của một vài đơn vị chưa được như ý muốn, nếu không muốn nói thấp nhiều so với kế hoạch (khoảng 20%).

Cuối cùng là diễn biến thị trường trong năm 2009 làm cho nhiều người lỡ nhịp trong việc ra các quyết định sản xuất, quyết định tăng giá. Thị trường giấy in viết và giấy làm bao bì có nhiều biến động mạnh hơn so với các loại giấy khác. Trong khi thị trường giấy in viết khả quan đối với các nhà sản xuất giấy in và viết bắt đầu từ cuối tháng 3/2008 thì thị trường rất thuận lợi với các nhà sản xuất giấy làm bao bì lại xuất hiện vào tháng 8/2009. Nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Tình hình chuyển ngược lại đối với giấy in và viết bắt đầu từ giữa tháng 5 và tiếp tục xấu đi trong những tháng tiếp theo tuy những tháng cuối năm tiêu thụ giấy in viết có tăng lên (10-20%). Thị trường giấy làm bao bì sau khi sáng sủa trong vài tháng thì cũng âm u trở lại trong những tháng cuối năm.

Điều cần rút kinh nghiệm chính là việc xử lý giá bán ở những thời điểm thị trường có biến động. Chúng ta đã xử lý giá sai. Tăng giá rồi phải hạ giá chỉ trong vòng một tháng vì phân tích sai các yếu tố. Từ đó dẫn đến suy nghĩ, có lẽ chúng ta gặp phải những sai sót cơ bản trong công tác thị trường và giá cả. Hy vọng bài học đắng trong năm qua sẽ giúp chúng ta mau chóng khắc phục sai sót.

Chúng ta cùng xem xét trường hợp giấy in và giấy viết. Hãy lấy 4 năm liên tiếp để so sánh (2006-2009). Tỉ lệ so sánh tiêu dùng (2006/2005; 2007/2006; 2008/2007 và 2009/2008) lần lượt là: 14,0%; 21,2%; 14,1% và 20,0%. Tỉ lệ so sánh tăng trưởng trong sản xuất lần lượt là: 12,0%; 9,3%; 1,6% và 3,0%. Tỉ lệ tăng trưởng trong nhập khẩu lần lượt là: 28,0%; 12,1%; 35,4% và 49%.

Như vậy, nhu cầu tăng đều đặn và ở mức cao. Sản xuất thì tụt dần. Nhập khẩu tăng nhanh đến chóng mặt.

Đây là điều chúng ta cần suy nghĩ, phải chăng tựu trung lại, khả năng cạnh tranh tương đối của chúng ta đang mất dần.

Với giấy in và viết, năm 2009 so với năm 2008, tiêu dùng đạt 390.000 tấn (2008: 326.000 tấn), tăng 20%; sản xuất đạt 262.000 tấn (2008: 254.000 tấn), tăng 3% và nhập khẩu đạt 132.000 tấn (2008: 89.000 tấn), tăng 48%.

Đối với giấy làm bao bì, năm 2009 so với năm 2008, tiêu dùng đạt 1.289.000 tấn (2008: 1.255.000 tấn), tăng 2,7%; sản xuất đạt 736.000 tấn (2008: 642.000 tấn), tăng 15%; nhập khẩu đạt 552.000 tấn (2008: 613.000 tấn) giảm 10%.

Riêng giấy làm lớp mặt các tông sóng, tiêu dùng năm 2009 đạt 609.000 tấn (2008: 591.000 tấn), chỉ tăng 3%; sản xuất giấy lớp mặt năm 2009 đạt 420.000 tấn (2008: 372.000 tấn), tăng 13% và nhập khẩu giấy lớp mặt là 190.000 tấn (2008: 219.000 tấn) giảm 13%.

Năm 2009, có hai sự kiện lớn, đó là máy xeo 220.000 tấn/năm do Voith Paper cung cấp đã sản xuất thương mại ở Công ty TNHH Giấy Kraft Vína, sản xuất giấy testliner và giấy lớp sóng; máy xeo giấy tissue, công suất 30.000 tấn/năm do A Celli cung cấp cũng đã sản xuất thương mại cùng một dây chuyền gia công giấy tissue hiện đại. Hai máy xeo này thuộc những máy xeo thế hệ cuối cùng hiện nay.

Dự báo năm 2010, năng lực sản xuất của ngành giấy sẽ tăng đáng kể, do nhiều dự án sẽ được huy động vào sản xuất. Điều đáng mừng là quy mô đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân đã lớn, phần nhiều từ mốc 30.000 tấn/năm và nhiều người đang ấp ủ vươn tới quy mô 100.000 tấn/năm trong 1-2 năm tới. Hy vọng rằng sản xuất sẽ tăng trưởng với hai con số, nhập khẩu giấy giảm mạnh, xuất khẩu tăng.

(Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo - Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam // Báo Công thương)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Tăng mạnh sản xuất công nghiệp tháng đầu năm
  • Sản lượng và tiêu thụ bông thế giới sẽ tăng trong vụ 2010/11
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vẫn nằm trong... nghị định
  • Công nghiệp Việt Nam: Nhiều âu lo cho năm 2010
  • Dự báo triển vọng ngành năm 2010
  • Tái chế giấy: Lãng phí vì thiếu đòn bẩy
  • Công nghiệp vẫn áp đảo
  • Lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp: Nhiều nhà máy sẽ hoạt động từ năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container