Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển ca cao: Chưa xứng tầm

Dù lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các địa phương, DN cũng như các nhà khoa học đều có chung kết luận là VN rất có tiềm năng phát triển cây ca cao, tuy nhiên, tốc độ phát triển của loại cây này tại VN quá chậm, chưa xứng tầm. 

Mặc dù lãi rõ rệt từ ca cao nhưng người trồng vẫn còn dè dặt

Sau hơn 10 năm, hiện VN mới trồng được 20.100 ha ca cao. Trong đó, chỉ có 2.300 ha ca cao trồng thuần, còn chủ yếu trồng xen trong vườn dừa, cà phê, tiêu ... Mặc dù, cho đến nay, việc thu mua ca cao khá ổn định, người nông dân có lãi rõ rệt. Tuy nhiên, do chủ trương phát triển cũng như cơ sở hạ tầng của loại cây này chưa mạnh nên người trồng còn dè dặt.

Nông dân dè dặt

Do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên cây ca cao hiện chủ yếu phát triển ở Tây Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất tại Bến Tre.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: hiện Bến Tre có gần 9.000 ha cây ca cao, hiệu quả kinh tế rất cao. Ngoài thu hoạch dừa, người nông dân còn thu hái thêm khoảng 1 tấn hạt ca cao khô/ha trồng xen, trị giá khoảng 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, ông Tuấn trăn trở, nếu trồng ca cao thuần thì năng suất có thể đến trên 3 tấn/ha, nhưng người nông dân còn e ngại về tương lai thu mua của ca cao liệu có bền vững về giá như hiện nay, hay lại lập lại điệp khúc “được mùa thì mất giá” như nhiều cây trồng khác.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, thực tế vấn đề chế biến, tiêu thụ ca cao hiện chưa thật sự tạo niềm tin cho người trồng khi chưa có nhiều nhà máy chế biến lớn cũng như cơ sở chế biến tiêu thụ còn rất ít... Do vậy, các diện tích ca cao tại Bến Tre chủ yếu vẫn phân tán, hình thức nông hộ nhỏ lẻ, người nông  dân còn kém về kỹ thuật chăm sóc, giống, đặc biệt là kỹ thuật thu hoạch sơ chế.

DN lo lắng

Tâm lý chung của các DN chế biến ca cao là rất muốn đầu tư lớn vào việc chế biến, tiêu thụ do hiện nay nhu cầu ca cao trên thị trường thế giới rất cao. Đặc biệt, ca cao  VN được nhiều chuyên gia đánh giá rất ngon và được thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều DN đang rơi vào thế “bí” do thiếu vốn mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều DN cũng không khỏi lo lắng bị thiếu nguyên liệu trong nước nếu sản xuất quy mô lớn, còn nếu nhập khẩu thì giá thành sẽ rất cao

Ông Nguyễn Hữu Phát - Chủ tịch HĐQT Cty CP Vinacacao cho biết: Cty ông đã chế biến ca cao ra sản phẩm tiêu dùng bằng cách mua lại quy trình chế biến của thế giới. Cty ông vừa ký HĐ cung cấp 80.000 thanh socola cho Tập đoàn siêu thị Lotte mart, được tập đoàn này nhận xét là socola VN ngon hơn socola Hàn Quốc.

Theo ông Phát, với nhu cầu tiêu thụ rất cao của thế giới thì việc mở nhà máy chế biến hoàn chỉnh là cần thiết. Hiện cơ sở chế biến của VN còn rất thiếu, ví dụ hiện hạt ca cao của Cty ông phải chở sang Indonesia để xay ra bột vì trong nước chưa có nhà máy này. Tuy nhiên, nếu NK thiết bị nhỏ nhất của Đức thì Cty ông cần vài chục triệu USD tiền vốn, điều này rất khó. Ngoài ra, chỉ riêng một nhà máy nêu trên thì cũng cần khoảng 40 tấn nguyên liệu hạt khô mỗi năm, trong khi năm 2011, cả nước chỉ có sản lượng 5.760 tấn hạt ca cao khô.

Theo ông Phát, muốn cây ca cao VN phát triển mạnh phải hoàn chỉnh hệ thống từ sản xuất ra hạt ca cao cho đến thành phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó phải có “tư lệnh giống”, mô hình sản xuất lớn như trang trại hoặc hợp tác xã để cung ứng đủ nguyên liệu có chất lượng đồng nhất.

Ông Phát cũng cho rằng, có thể, chúng ta không cần phải nghiên cứu về chế biến các thành phẩm ca cao nữa mà chỉ cần học hỏi quy trình chế biến của thế giới, máy móc trước mắt có thể nhập khẩu. DN ca cao cũng cần được cho vay vốn, nhưng hiện nay chưa có chính sách cho ngành chế biến ca cao được vay vốn tín dụng ưu đãi.

* Thứ trưởng Lương Lê Phương: Phát triển ca cao là chủ trương của Bộ NNPTNT nhằm tận dụng thế mạnh loại cây phù hợp với VN, có giá trị thương phẩm rất cao, nhu cầu lớn trên thế giới. Việc phát triển ca cao ở VN cần phải vững chắc, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng cho chuỗi từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, làm ra sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, không phát triển rầm rộ phong trào để bán hạt thô. Nhà nước sẽ ban hành các chính sách phù hợp để phát triển ca cao
* Ông Nguyễn Văn Minh - Hiệp hội Trang trại VN: Hiện cả nước có khoảng 200 trang trại có trồng ca cao nhưng người trồng vẫn chưa yên tâm, không dám tập trung phát triển. Vì trồng ca cao đòi hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc khá kỹ, đặc biệt phải có kỹ thuật sơ chế (ủ, lên men) đúng kỹ thuật... nên cần sự hỗ trợ của nhà nước cũng như khuyến công trong việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật trồng cacao; phát triển ca cao tập trung, hoàn chỉnh các vấn đề sau thu hoạch như chế biến sâu bảo đảm đầu ra.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Cacao Việt Nam: Tiềm năng lớn
  • Dân Tây Nguyên trồng càphê không theo quy hoạch
  • Cà phê xuất khẩu “khổ” vì tin đồn
  • Hàng loạt doanh nghiệp chè sắp phá sản
  • Cozy : Niềm tự hào của thương hiệu trà Việt
  • Việt Nam có đòi được nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?
  • Cà phê VN thua trên sân nhà
  • Ngành điều ngồi chơi 3 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container