Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp sức cà phê Việt

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân, hạn chế tình trạng bán tháo khi cà phê rớt giá.

“Vấn đề cốt lõi để phát triển cà phê bền vững là khâu trồng trọt, sản xuất phải bảo đảm yếu tố môi trường, giá cà phê ổn định…”. Ông Roberio Oliveiro Silva, Vụ trưởng Vụ Cà phê - Bộ Nông nghiệp Brazil, nhấn mạnh tại hội thảo về phát triển cà phê Việt Nam diễn ra ngày 13-3 ở TP Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk.
 
Nông dân tỉnh Đắk Lắk thu hoạch cà phê

Nhiều thách thức

Ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi tình trạng biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiếu chuyên nghiệp nên chưa chủ động trước những diễn biến của thị trường.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 540.000 ha cà phê với sản lượng trên 1,1 triệu tấn. Tuy nhiên, tỉ lệ diện tích cà phê già cỗi và sâu bệnh cho năng suất thấp cần phải đưa vào chương trình tái canh là 30% diện tích. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết: “Chúng ta cần phải đẩy nhanh việc tái canh một cách khoa học, tránh tình trạng như Colombia: Đã tiến hành tái canh nhưng thiếu khoa học, dẫn đến sản lượng chỉ còn 7 triệu bao so với 13 triệu bao trước khi tái canh”. Bên cạnh đó, kỹ thuật thâm canh và chăm sóc vườn cà phê chưa được nông dân quan tâm đúng mức nên tỉ lệ diện tích cà phê có chứng nhận sản xuất bền vững chỉ chiếm khoảng 10%.

Vấn đề chế biến cà phê cũng là một rào cản của phát triển cà phê bền vững. Hiện nay, nước ta có gần 50 nhà máy chế biến cà phê nhưng phân bố không đồng đều nên có nhà máy hoạt động không hết công suất. Cụ thể, tổng công suất của các nhà máy chế biến cà phê hòa tan khoảng 80.000 tấn nhưng chỉ sản xuất được 10.000 tấn, tương đương 30.000 tấn cà phê nhân, chiếm 3% sản lượng cà phê cả nước.
 
Mặt khác, Việt Nam có 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng chủ yếu thông qua thương lái với tiêu chuẩn tự thỏa thuận nên doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng cà phê toàn quốc.

Lập quỹ bảo hiểm

Theo ông Quách Minh Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Êbur (TP Buôn Ma Thuột), trong số 1.817 ha cà phê của xã, có 700 ha tham gia dự án cà phê bền vững do Công ty Nestlé (nhà thu mua 200.000 – 250.000 tấn cà phê/năm, chiếm 20% - 25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam) triển khai. Do đó,  kỹ năng trồng trọt của nông dân được nâng lên, bảo đảm tỉ lệ trái chín đạt 90%... Thế nhưng, khó khăn lớn nhất của nông dân là tiếp cận vốn vay ngân hàng để đầu tư nên dẫn đến tình trạng bán cà phê trước thời điểm thu hoạch với giá thấp.

Ông Roberio Oliveiro Silva cho biết: “Để nông dân yên tâm sản xuất, từ năm 1986, Chính phủ Brazil đã thành lập quỹ bảo vệ giá cà phê, cho phép nông dân vay vốn ưu đãi để tiếp tục đầu tư sản xuất, hạn chế tình trạng bán tháo khi cà phê rớt giá. Từ đó, giá cà phê tại Brazil thường ổn định”.

Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần có chính sách đối với ngành cà phê nhằm tăng khả năng dự trữ và hỗ trợ nông dân khi giá cà phê xuống thấp hơn giá thành sản xuất. Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), ban soạn thảo chính sách ngành cà phê sẽ đề xuất với Chính phủ thành lập quỹ bảo hiểm cà phê từ nguồn thu của của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến xuất khẩu nhằm chủ động trong sản xuất và kinh doanh như một số nước trên thế giới đang làm.
 
 Khi giá cà phê xuống thấp, Nhà nước sẽ yêu cầu các ngân hàng cho các doanh nghiệp đầu mối vay vốn để mua đủ số lượng cà phê dự trữ. Doanh nghiệp được bù lãi suất 100% trong thời hạn ít nhất 6 tháng, trích từ quỹ bảo hiểm cà phê. Người trồng cà phê sẽ được hỗ trợ trực tiếp 100% lãi suất vốn vay để mua vật tư, phân bón phục vụ cho quá trình sản xuất và chăm sóc cây cà phê.
 
Thời cơ cho Việt Nam
Theo ông Jose Sette, Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), giá cà phê thế giới đang tăng mạnh (hơn 2.500 USD/tấn) và sẽ tiếp tục giữ trong 3 năm tới. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu tăng 2,3%/năm nhưng sản lượng chỉ tăng 1%/năm, đồng thời số lượng cà phê dự trữ của nhiều quốc gia vẫn đang ở mức thấp. Đây chính là thời cơ để Việt Nam nâng cao chất lượng cà phê trên thị trường quốc tế

(Theo Bài và ảnh: Cao Nguyên/nld)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container