Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi từ cuộc sống: Lại bỏ lỡ “miếng bánh”?

Chuyện: Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các đơn hàng từ Nhật Bản liên tục tăng lên gần đây đã giúp hơn 80% doanh nghiệp trong ngành có hợp đồng sản xuất đến cuối năm, trong đó khoảng 30-40% là hợp đồng xuất khẩu sang nước này. Một trong những nguyên nhân chính là mức thuế suất xuất khẩu 0% theo hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (EPA) sẽ được áp dụng từ ngày 1-10 tới.

Cơ hội lớn đang mở ra. Một số doanh nghiệp đã nắm bắt rất nhanh. Chẳng hạn, ngoài số hợp đồng đã ký đến cuối năm, Công ty May Sài Gòn 3 đã có những bản thỏa thuận, ghi nhớ với các đối tác Nhật Bản chuẩn bị cho các đơn hàng đến giữa năm 2010 và dự kiến có mức tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản trên 20% trong năm nay. Trong 47 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu mặt hàng quần jeans cho Nhật, Công ty May Sài Gòn 3 dẫn đầu về doanh thu lẫn số lượng (đạt 1,82 triệu cái, trị giá 16,7 triệu USD), tăng 92,6% về lượng và tăng 81,1% về trị giá so với cùng kỳ 2008.

Với mức thuế suất 0%, nhà nhập khẩu được lợi "cũng chia cho đơn vị sản xuất chút đỉnh, như chi trả một số chi phí vận chuyển, hóa đơn..." - nhiều doanh nghiệp cho hay. Còn Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, xuất khẩu sang Nhật trong năm 2009 đạt 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2008.

Câu hỏi đặt ra: Cơ hội có, thuận lợi có nhưng giành được cơ hội hay không, tận dụng được thuận lợi hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Nhiều ý kiến thừa nhận, tay nghề người lao động, chất lượng sản phẩm là những rào cản không dễ vượt qua. Trên thực tế, trong phân khúc thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không thể cạnh tranh nổi với đồng nghiệp Trung Quốc. "Thấp" không xong nhưng "cao" cũng không với tới khi có cơ hội xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu ở thị phần quần áo cao cấp mà tới thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quần áo riêng tại Nhật Bản.

Một lần nữa, cơ hội tiếp cận "miếng bánh" lại bị nhiều doanh nghiệp dệt may bỏ lỡ? Họ sẽ còn lỡ đến bao giờ khi không có một chiến lược phát triển dài hạn, bền vững, khi vẫn chấp nhận làm gia công?

(Theo HNM)

  • Hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tháng 8 năm 2009
  • EC đề xuất kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá với giày Việt Nam
  • Ngành dệt may thế giới đối mặt với nhiều thay đổi
  • Dệt may gắng sức, liệu có cán đích 9,2 tỷ USD?
  • Xuất khẩu dệt may thuận lợi thị trường mới
  • Ngành dệt may chuẩn bị đối phó với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ
  • Xuất khẩu giày dép sang các thị trường 7 tháng đầu năm giảm
  • Doanh nghiệp xuất khẩu ngành da giày cần biết: Xu hướng Giày thể thao cho trẻ em Xuân/Hè năm 2010 tại Đức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container