Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất dự án lớn về dệt may

Dự án được đề xuất sẽ tạo thêm sức mạnh cho ngành dệt may Việt Nam. Ảnh: Chí Cường
Bốn công ty lớn vừa hợp tác để đề xuất một dự án mà họ kỳ vọng sẽ trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dệt may.
 
Theo đề xuất của Công ty Dệt Pacific, Tập đoàn Crystal (Hồng Kông) và Tập đoàn GSI Creos, Tập đoàn Toray (Nhật Bản), dự án trên sẽ được đầu tư một cách đồng bộ, bao gồm cả khâu dệt và may, khác với nhiều nhà đầu tư khác, lâu nay hầu hết chỉ đầu tư trong lĩnh vực may. Trong đó, trong giai đoạn I (năm 2011-2015), với lĩnh vực dệt, các nhà đầu tư này sẽ đầu tư khoảng 120 triệu USD để xây dựng một nhà máy có sản lượng khoảng 108 triệu mét vải/năm, đạt doanh thu 220 triệu USD, giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Còn với nhà máy may, vốn đầu tư giai đoạn đầu khoảng 60 triệu USD, dự kiến đạt doanh thu 370 triệu USD/năm và giải quyết việc làm cho 8.000 lao động.

Như vậy, tổ hợp dự án dệt may này trong giai đoạn 5 năm tới sẽ có tổng vốn đầu tư khoảng 180 triệu USD, doanh thu dự kiến hàng năm 590 triệu USD, thu hút 11.000 lao động. Tuy nhiên, để đầu tư dự án này, các nhà đầu tư đang kỳ vọng tìm được một khu đất rộng khoảng 40-80 ha, để xây dựng nhà máy, trong đó bao gồm cả việc xây dựng riêng một nhà máy xử lý nước thải, hệ thống phát điện và cấp hơi nước…

“Chúng tôi cam kết sẽ trở thành doanh nghiệp dệt may đồng bộ, hiệu quả nhất và thân thiện với môi trường. Chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ ngành may Việt Nam bằng cách tăng nguồn cung cấp vải nội địa, để từ đó giảm lượng vải nhập khẩu. Đồng thời, sẽ tiếp tục đầu tư vào nhân lực và công nghệ, hỗ trợ cộng đồng và phấn đấu trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người lao động”, đại diện các nhà đầu tư cam kết.

Vị đại diện nhà đầu tư trên cũng cho biết, khó khăn lớn nhất với họ hiện nay chính là tìm được một khu đất đủ rộng, thuận tiện giao thông, gần nguồn nước để triển khai kế hoạch đầu tư của mình. Chính vì thế, các đề xuất về sự hỗ trợ trong tìm kiếm địa điểm đầu tư đã được gửi tới các cơ quan chức năng của Việt Nam. Và Hải Dương, Bắc GiangNam Định, Hải Phòng đã được giới thiệu như một trong những địa điểm đầu tư tiềm năng.

Được biết, cả 4 nhà đầu tư nói trên đều có tiềm lực tài chính khá mạnh và có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Công ty Dệt Pacific có thế mạnh trong lĩnh vực dệt vải, với sản lượng hàng năm 360 triệu mét, doanh thu 750 triệu USD. Còn Tập đoàn Crystal chuyên sản xuất hàng may mặc, với doanh thu 1 tỷ USD/năm. Trong khi đó, GSI là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về dệt và hóa chất, với doanh thu 1,4 tỷ USD/năm. Còn Toray là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dệt, hóa chất và sản phẩm công nghệ cao, có doanh thu hàng năm 17 tỷ USD.

Bởi thế, nếu dự án này trở thành hiện thực, thì sẽ tạo thêm sức mạnh cho ngành dệt may Việt Nam. Hơn thế, việc dự án đầu tư đồng bộ, bao gồm cả khâu dệt, nhuộm, in, cắt, may và hoàn thiện, có thể sẽ phần nào hỗ trợ việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâu nay phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

Tuy nhiên, liên quan tới việc đầu tư lĩnh vực dệt, nhuộm, một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu chính là những tác động tới môi trường. Bên cạnh đó, nhiều thông tin gần đây cho thấy, xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… tới Việt Nam để đầu tư khá nhiều trong lĩnh vực dệt may, nhằm tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và giá thuê đất cũng rẻ hơn. Xu hướng này tất nhiên rất tích cực, song cũng có ý kiến cho rằng, cần quan tâm đến cả hai mặt của vấn đề này. Đó là doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại trong thu hút lao động, trong nhận các đơn hàng gia công, cũng như phụ thuộc vào nguyên liệu của chính các nhà đầu tư này.

(Theo Báo đầu tư)

  • Hơn 59.000 tỷ đồng phát triển ngành Da-Giầy Việt Nam
  • Dệt may sẽ đạt 19,5 tỷ USD vào năm 2015
  • Dệt may với mục tiêu 20 tỷ USD năm 2015
  • Ngành dệt may, da giày: Lạc quan trong nỗi lo thiếu lao động
  • Dệt may bỏ ngỏ sân nhà?
  • Đưa da - giầy thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn
  • Dệt may Việt Nam: Càng xuất khẩu nhiều, Trung Quốc càng lợi!
  • Sốt giá vải sợi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container