Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt, nhuộm khát vốn FDI

Lĩnh vực dệt,nhuộm rất cần được ưu đãi đầu tư. Ảnh: Đức Thanh
Dệt, nhuộm đang rất khát vốn đầu tư, song xem ra lĩnh vực này chưa được quan tâm thỏa đáng.
 
Địa phương ngại, doanh nghiệp chê

Từ 28/3 đến 2/4, đoàn 20 doanh nghiệp (DN) dệt may Đan Mạch tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam khẳng định, các công ty này tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vải, sản phẩm may mặc chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm thiết kế...

Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) kỳ vọng, qua chuyến thăm này, sẽ có một số DN Đan Mạch quan tâm đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm tại Việt Nam, vì đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ cao.

Trên thực tế, 5 năm qua, ngành dệt may không ngừng kêu gọi DN nước ngoài đầu tư vào dệt, nhuộm. VITAS cho rằng, yếu kém trong lĩnh vực dệt, nhuộm trong nước chính là cơ hội đầu tư của DN các nước khác. Thế nhưng, không mấy DN nước ngoài quan tâm tới lĩnh vực này, vì vốn đầu tư lớn, mà lợi nhuận bấp bênh.

Không chỉ các DN FDI chê, mà các địa phương cũng “không khoái” DN dệt, nhuộm. “Hiện nay, các tỉnh chỉ ưu tiên thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng ít lao động, hiệu quả cao”, bà Đặng Phương Dung cho biết.

Cũng theo bà Dung, chính vì yếu kém trong lĩnh vực dệt, nhuộm, mà ngành dệt may đứng trước nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội, lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã và sắp được ký kết. “Khi đàm phán với Mỹ, Nhật, các đối tác đều quy định, sản phẩm dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các nước này chỉ được hưởng thuế suất 0% khi tất cả các khâu từ sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, cắt may… đều thực hiện ở Việt Nam. Thế nhưng, ngành dệt may nước ta khó có thể hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do này do ‘tắc’ ở khâu dệt, nhuộm”, bà Dung nói.

Cần ưu đãi đầu tư cho dệt, nhuộm

Ông Nguyễn Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết, vấn đề làm DN FDI e ngại nhất trong đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm là đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

VITAS cũng thừa nhận, các DN FDI khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm đều đòi hỏi các KCN phải có sẵn hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, hầu hết các địa phương đều yêu cầu các DN muốn đầu tư vào dệt, nhuộm phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Đây chính là vướng mắc lớn nhất trong thu hút vốn FDI vào lĩnh vực dệt, nhuộm hiện nay.

Trước tình trạng vốn FDI chỉ chuộng may mà quên dệt, nhuộm như hiện nay, bà Dung đề xuất, không nên ưu đãi tràn lan, mà chỉ nên ưu đãi cho lĩnh vực dệt, nhuộm và một số lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Theo đó, ngành dệt may cần tìm những địa điểm phù hợp để lập quy hoạch phát triển lâu dài ngành dệt, nhuộm. Tiếp theo, cần xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với lĩnh vực này, đặc biệt là Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Như vậy, địa phương không phải lo vì ô nhiễm môi trường và DN FDI cũng yên tâm đầu tư vào dệt, nhuộm vì vừa có quỹ đất, vừa có hạ tầng.

Bên cạnh đó, đại diện một số DN có kinh doanh dệt, nhuộm trong nước như Dệt kim Đông Xuân, Dệt 8/3 kiến nghị, Nhà nước cần có quy hoạch lâu dài đối với lĩnh vực dệt, nhuộm để DN yên tâm đầu tư.

(Theo Báo đầu tư)

  • Thắng kiện bán phá giá, DN da, giày VN vẫn gặp khó
  • Dùng nguyên liệu nội, chiếm lợi thế
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2011
  • Ngành dệt may: Thấp thỏm nhiều mối lo
  • Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May VN
  • Thời trang Ý hỗ trợ dệt may, da giày, đồ gỗ Việt
  • Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam
  • Thiếu điện, dệt may lo trễ đơn hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container