Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thắng kiện bán phá giá, DN da, giày VN vẫn gặp khó

Sau nhiều năm kiện tụng, ngành giày da trong nước đã thắng khi EU bãi bỏ thuế chống bán phá giá với giày mũ da từ 1/4. Từ nay, doanh nghiệp Việt không còn gánh mức thuế chống phá giá 10%.

Nhưng ngành da giày tiếp nhận thông tin này với sự thận trọng. Các doanh nghiệp nhận định, đây không phải là cơ hội để mở rộng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, mà là lúc xuất khẩu phải xuất khẩu có chọn lọc.

Thách thức lớn hơn


Theo phân tích của nhiều doanh nghiệp trong ngành, điều này mang lại thách thức hơn là cơ hội. Việc đẩy mạnh xuất khẩu, nếu có, chỉ diễn ra sau một năm nữa, khi EU chấm dứt giám sát và không gia hạn thêm tình trạng này.

Bà Trương Thúy Liên, Giám đốc Công ty TNHH Giày Liên Phát,  cho rằng, EU bỏ thuế chống bán phá giá thực tế không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp giày mũ da Việt Nam. Bởi, khi EU áp đặt loại thuế này, khách hàng vẫn không bỏ rơi doanh nghiệp Việt Nam. Họ chỉ giảm tỷ lệ đơn hàng giày mũ da trong cơ cấu đơn hàng, thì giờ nâng tỷ lệ đơn hàng lên mà thôi. Bà Liên còn cho rằng, đây là một thách thức lớn cho doanh nghiệp da giày Việt Nam. Nguyên nhân là khi bị áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế 10%, trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc chịu mức thuế 16,5%. Việc chênh nhau đến 6,5% phần nào bù đắp cho giá nguyên liệu mà các doanh nghiệp Việt phải nhập từ Trung Quốc. Nay, mức thuế này được trả về 0% cho cả hai nước, doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều bất lợi hơn vì phải nhập nguyên phụ liệu.

Đồng tình với nhận định này, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày TP HCM, nhấn mạnh, cần hiểu đầy đủ rằng, EU bỏ thuế chống phá giá từ 1/4 nhưng lại dùng chính sách kèm theo, là giám sát hoạt động xuất khẩu giày da của Việt Nam vào EU trong một năm. Điều này có nghĩa là trong những trường hợp cần thiết, EU hoàn toàn có thể tiếp tục tái áp loại thuế này mà không cần điều tra.

Thực chất, việc bỏ thuế chống bán phá giá khiến cơ hội của Việt Nam trả về ngang bằng với các nước Ấn Đô, Banglades, Thái Lan, Campuchia, vốn là những nước không bị áp thuế chống bán phá giá trước đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn khó cạnh tranh. Bởi từ năm nay, Việt Nam bị bỏ ưu đãi về thuế quan, trong khi các nước Indonesia, Srilanka, Banglades, Ấn Độ… vẫn được hưởng ưu đãi đó.

Chọn lọc xuất khẩu

Điều đáng chú ý là hiện đơn hàng da giày đổ về Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, do thiếu nhân công trầm trọng nên phần lớn doanh nghiệp phải thu hẹp năng lực sản xuất. Liên Phát đã giảm đến 50% công suất so với năm 2006, thời điểm EU bắt đầu áp thuế chống bán phá giá với doanh nghiệp da giày.

Theo Hiệp hội da giày, tới đây các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải xuất khẩu có chọn lọc về giá và số lượng. Bởi nếu có doanh nghiệp xuất khẩu với giá quá thấp hoặc số lượng quá lớn, EU sẽ đặt nghi vấn. Ngoài ra, EU cũng sẽ kiểm soát lượng hàng Trung Quốc xuất khẩu thông qua con đường Việt Nam. Trên thực tế, lượng hàng xuất khẩu tại Việt Nam tăng nhưng phần lớn là hàng Trung Quốc. Kết quả thống kê của Hiệp hội Da giày, từ lúc EU áp thuế chống bán phá giá đến nay, lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng trên 20%, trong khi Việt Nam giảm 8%. Nếu tình trạng này tiếp diễn, EU sẽ tái áp thuế trở lại.

Hiện Hiệp hội Da giày đang thảo luận đưa ra một mức giá tối thiểu đối với từng dòng sản phẩm. Doanh nghiệp nào xuất khẩu dưới giá tối thiểu sẽ phải giải trình. Việc cấp C/O để quản lý xuất xứ nguồn hàng cũng được thực hiện chặt chẽ, để kiểm soát hàng Trung Quốc tràn qua cánh cửa xuất khẩu Việt Nam.

Ngoài ra, Hiệp hội Da giày cũng làm theo cách trước đây ngành dệt may đã làm, là cập nhật định kỳ mỗi tháng một lần giá của từng nhóm sản phẩm, để có sự điều chỉnh phù hợp. Như vậy, tùy điều kiện, năng lực, doanh nghiệp sẽ phải chọn khách hàng, chọn dòng sản phẩm phù hợp, tránh nghi vấn phá giá.

(BÁO ĐẤT VIỆT)

  • Dùng nguyên liệu nội, chiếm lợi thế
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2011
  • Ngành dệt may: Thấp thỏm nhiều mối lo
  • Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May VN
  • Thời trang Ý hỗ trợ dệt may, da giày, đồ gỗ Việt
  • Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam
  • Thiếu điện, dệt may lo trễ đơn hàng
  • Ngành dệt may: Tái cấu trúc - điều kiện cần để phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container