Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá bông tăng ào ạt, doanh nghiệp dệt choáng váng

Giá bông nhập khẩu (NK) tăng cao đang đẩy nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may (DM) trong nước lâm vào tình thế khó khăn vì chi phí sản xuất đội lên. Từ đầu tháng 4, giá bông NK đã lên tới 1,9-1,92 USD/kg, tăng 35% so với đầu năm (tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2009).

Tăng diện tích trồng bông trong nước sẽ giúp ổn định giá bông trên thị trường.

Trong đó, sợi visco từ đầu năm đến nay tháng nào cũng tăng khoảng 10% (từ 2,2 USD/kg lên 2,7 USD/kg); sợi cotton từ 1,3 lên 1,6 USD/kg... Thời điểm này, tình trạng phổ biến là các đơn vị phải đặt mua nguyên liệu ít một vì không dự đoán được giá sẽ tăng hay giảm. Lo ngại giá bông có thể tiếp tục tăng, ngay cả quốc gia xuất khẩu (XK) các sản phẩm DM lớn như Ấn Độ cũng đã phải cấm XK bông xơ để bảo vệ ngành DM trong nước, khiến nguồn cung bông xơ trên thế giới càng trở nên khan hiếm. Đó là chưa kể đến giá các nhiên liệu, như xăng, dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng... tăng đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các DN.

Hiệp hội DM Việt Nam cho biết, giá bông tăng khiến lợi nhuận của DN giảm mạnh, vì đơn hàng và giá XK sợi đã được ký với đối tác từ 2 tháng trước. Ngoài ra, một số công ty sản xuất sợi, dệt có thể phải sản xuất cầm chừng 3-4 ngày/tuần. Bên cạnh đó, nhiều DN trong ngành cũng lo ngại các công ty nước ngoài giao hàng chậm, khiến DN khan hiếm nguyên liệu, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các đơn hàng XK đã ký từ đầu năm. Được biết, do giá XK đang cao, nên nhiều công ty bông không mặn mà bán hàng cho các DN nội địa. Để duy trì sản xuất, nhiều DN sản xuất vải sợi phải khắc phục bằng cách vay mượn nguyên liệu lẫn nhau.

Trước thực tế thiếu trầm trọng nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong đó có bông nguyên liệu, ngành DM đã có các dự án đầu tư phát triển cây bông. Song, do quỹ đất trồng bông còn hạn chế, thiếu giống bông chất lượng cao, nguồn tài chính eo hẹp, nên sau nhiều năm triển khai trồng bông trong nước không những diện tích không được mở rộng, mà còn bị thu hẹp mạnh. Hiện tại, nhu cầu về nguyên liệu NK để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp DM gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu nước ngoài. Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội là một trong số những DN hiện phải NK hoàn toàn nguyên liệu sản xuất, với khoảng 20.000 tấn bông và xơ/năm, trị giá 24,5 triệu USD để sản xuất các sản phẩm như sợi, vải dệt kim, vải jeans, khăn... Nhằm đa dạng nguồn cung cấp bông, Tập đoàn DM Việt Nam đã có kế hoạch hợp tác với Campuchia và Mianmar để trồng bông, tăng nguồn cung cho ngành. Nhưng đến thời điểm này, kế hoạch trồng 10.000ha bông tại Campuchia vẫn trong quá trình đàm phán.

Đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển cây bông vải, dự tính đến năm 2015, diện tích trồng bông đạt 30.000ha, sản lượng bông xơ 20.000 tấn; đến năm 2020 là 76.000ha, đạt sản lượng 60.000 tấn bông xơ. Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông tập trung cũng như cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên sâu công nghệ cao; đồng thời thành lập quỹ bình ổn giá thu mua bông hạt trong nước để ổn định giá, bảo đảm lợi ích cho người trồng bông...

Hy vọng, những chính sách này sẽ tạo động lực cho người trồng bông, giúp ngành DM sớm ổn định nguồn nguyên liệu "đầu vào" để chủ động trong sản xuất từ khâu bông, xơ, vải để nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 50% vào năm 2012 và 70% năm 2017.

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân.Phát triển nguyên phụ liệu - Lối ra nào?
  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân. Cần tiếp sức
  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân - Bài 1: Có tiếng, chưa có miếng!
  • Dệt may khổ vì điện
  • Xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2010: Nhiều đơn hàng, cũng nhiều khó khăn
  • Xuất khẩu dệt may: Chờ… đột phá
  • Xu hướng mới trong ngành dệt may Việt Nam
  • Dệt may được mùa xuất khẩu lại “lơi” nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container