Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may được mùa xuất khẩu lại “lơi” nội địa

Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), hiện nay khoảng 80% doanh nghiệp ngành may đã có đơn hàng đến quý 3, quý 4. Một số doanh nghiệp thận trọng ký hợp đồng theo từng quý vì sợ không đủ hàng giao.

Theo Vitas, hiện các đơn hàng xuất khẩu cho quý 2/2010 đã đạt được mức giá tăng 10% so với năm ngoái, một số ít đơn vị còn thoả thuận được mức tăng giá đến 15%.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng xuất khẩu đến cuối năm. Ảnh: Lê Quang Nhật

Được mùa xuất khẩu

Giá tăng, nhưng các đơn hàng may mặc từ nước ngoài, nhất là từ Mỹ và Nhật vào Việt Nam, ước tính tăng khoảng 20% so với năm 2009. Nguyên nhân là do giá đơn hàng xuất khẩu ở các nước sản xuất hàng may mặc ở châu Á như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ tăng 20% do giá nhân công tăng cao. Trong bối cảnh đó, mức tăng giá 10% ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, ngành may mặc còn được lợi thế từ hiệp định Thương mại song phương Việt – Nhật, thuế hàng vào Nhật bằng 0, và nền kinh tế Mỹ đang phục hồi kéo nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tăng lên, tạo nên mức tăng 15% trong quý 1/2010 cho hàng Việt Nam vào Mỹ.

Do vậy, theo Vitas, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), việc ngành dệt may Việt Nam đạt kế hoạch kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỉ USD, tăng 15% so với năm 2009 là khả thi.

Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch Vitas cho biết: “Năng lực sản xuất chung của ngành may mặc đã bị giảm khoảng 10% so với năm ngoái do tình trạng thiếu lao động”. Vitas đã khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất lưu ý đến tiến độ giao hàng do các nơi chuyên gia công cũng trong tình trạng chạy hết công suất.

Thị trường nội địa: chưa vào mùa

Theo Vitas, đến hết tháng 3.2010 kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 2,25 tỉ USD (tăng gần 90 triệu USD so với dự kiến), và tăng 18% so cùng kỳ.

Quan sát các cửa hàng thời trang Sanding từ sau tết đến nay chỉ có được vài mẫu mới. Ông Nguyễn Hữu Toàn, giám đốc trung tâm thời trang Sanding nói việc ra mẫu mới chậm do thị trường tiêu thụ đang rơi vào thấp điểm sau tết và công ty đang khó khăn trong tìm kiếm các loại nguyên phụ liệu mới, không đụng hàng thị trường nhằm tạo ra nét riêng cho Sanding. Ông Toàn cho biết đã đặt mua vải từ nước ngoài, dự kiến cuối tháng 4.2010 sẽ có mẫu mới đưa ra thị trường.

Legamex tham gia vào thị trường nội địa từ trước năm 1995, đến nay doanh thu chỉ đạt khoảng 30 tỉ/năm, doanh thu từ 2007 đến nay, mỗi năm chỉ tăng vài phần trăm, con số khá thấp so với tốc độ phát triển của thị trường may mặc nội địa. Vinatex cũng kêu gọi doanh nghiệp thành viên đẩy mạnh thị trường nội địa, nhưng cả chục năm qua thì các thương hiệu chủ lực vẫn là của công ty Việt Tiến, Nhà Bè, May 10… Các đơn vị khác cũng cho ra thương hiệu nội địa, đến hội chợ triển lãm hàng may mặc thì xuất hiện, rồi lại… “chìm”. Hệ thống siêu thị Vinatexmart ra đời từ năm 2001, đã mở ở nhiều tỉnh thành, nhưng vẫn chiếm vị trí khá khiêm tốn trên thị trường kinh doanh hàng may mặc.

Ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc công ty Việt Tiến nói: “Muốn phát triển nội địa, phải có chiến lược, phải có đầu tư. Mà thương hiệu, hệ thống phân phối, niềm tin của khách hàng không thể đầu tư là có ngay như sắm máy móc thiết bị”. Chính vì vậy, tình trạng các công ty dồn sức vào xuất khẩu, khi cần khai thác thị trường may mặc nội địa chỉ dựa vào nhà xưởng, máy móc, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất thì chắc chắn thêm 10 hay 20 năm nữa tình trạng gặp khó khi quay về sân nhà vẫn tiếp tục, tổng giám đốc một công ty may chia sẻ.

(Theo Bích Thuỷ // SGTT Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container