Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu dệt may: Chờ… đột phá

Ngành dệt may vẫn đang chờ bứt phá

Với mục tiêu đạt kim ngạch 10,5 tỷ USD, Bộ Công thương đã có đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận, thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ.

 

Kỳ vọng tạo đột phá

Năm 2010, khi kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng, thị trường xuất khẩu dệt may thế giới sẽ có nhiều cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lại cho rằng, thị trường XK năm nay có nhiều tiềm năng và tín hiệu khả quan để có thể đạt được kim ngạch 10,5 tỷ USD.

Tín hiệu đầu tiên của ngành dệt may là kim ngạch đạt trên 750 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong quý I/2010 vượt mức 2,16 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dệt may đã vượt qua dầu thô, vươn lên đứng đầu trong nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực.

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: Các hợp đồng xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối tốt, hầu hết doanh nghiệp đều có đơn hàng. Một số có đơn hàng đến quý III, thậm chí đến hết cả năm. Đặc điểm chung nhất của những đơn hàng mới là lớn hơn về số lượng sản phẩm và đơn giá tăng lên đáng kể so với những đơn hàng trong năm 2008 và 2009, khoảng 10% so với giữa năm 2009.

Ông Phan Văn Kiệt - Phó TGĐ tổng công ty may Việt Tiến cũng khẳng định: “Đến giờ phút này, đơn hàng của Việt Tiến nhận đã đủ sản xuất đến gần hết quý II/2010 với tổng trị giá trên 80 triệu USD”. Ông Kiệt cũng đánh giá, dù đơn hàng chưa thể bằng như khi chưa xảy ra khủng hoảng nhưng so với hai năm 2008 và 2009, đây là điều rất đáng mừng.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2010 là bước tạo đà tốt cho tăng trưởng xuất khẩu trong quý II. Các nước sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Bangladesh... đang có chính sách hạn chế ngành dệt may, vì ngành này cần nhiều lao động, đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận không cao. “Một khi những nước trên chuyển hướng sang làm những ngành nghề khác thì DN xuất khẩu dệt may của Việt Nam có cơ hội phát triển” – ông Lê Quốc Ân nhận định.

Nhưng phải đối mặt với khó khăn

Mặc dù xuất khẩu dệt may có nhiều tín hiệu khả quan, song các DN xuất khẩu dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo một số DN xuất khẩu, họ bắt đầu gặp khó khăn do phải nhập khá nhiều vật tư, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, trong khi đồng nhân dân tệ đang lên giá, khiến giá vật tư cũng đang có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên, phụ liệu đầu vào đang tăng cũng gây khó khăn lớn cho ngành. Cụ thể, giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây; giá bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó, giá bông thông thường khoảng 1,5 – 1,5 USD/kg. Đó là chưa kể đến các nhiên liệu đầu vào như xăng dầu, điện… Ngoài ra, sang quý II, giá thuê nhân công cũng sẽ tăng, do lương cơ bản sắp tăng vào đầu tháng 5/2010.

Mặt khác, ông Lê Quốc Ân cũng tỏ ra lo lắng khi Luật Bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2010 sẽ dựng nên hàng rào kỹ thuật mới đối với thị trường XK dệt may. Theo đó, các lô hàng XK vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng.

Bên cạnh áp lực từ hàng rào kỹ thuật, doanh nghiệp dệt may đang đứng trước bài toán cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện đơn giá xuất khẩu vẫn giảm ở mức 10 – 15% và khả năng giá có thể nhích lên nhưng không nhiều.

Để đối mặt với khó khăn trên, Bộ Công thương đã đưa ra Đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận, thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ có từ những năm 1990. Đề án đã đưa ra một số giải pháp giúp DN tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng; duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới. Chú trọng xây dựng liên kết chiến lược với những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh.

Hơn nữa, năm 2010, Vitas cũng sẽ đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng nhằm tạo đột phá về năng suất, công nghệ trong sản xuất. Ngành cũng sẽ tập trung liên kết những doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu, tổ chức lại việc cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, nỗ lực thu hút các nhà đầu tư vào ngành để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Với những nỗ lực trên, ngành dệt may của Việt Nam sẽ “lạc quan” và tạo ra sự đột phá.

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Xu hướng mới trong ngành dệt may Việt Nam
  • Dệt may được mùa xuất khẩu lại “lơi” nội địa
  • Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70% nhu cầu xơ sợi
  • Những tín hiệu khả quan về Xuất khẩu dệt may
  • XK may mặc, da giày tăng trưởng khả quan
  • Ngành Dệt May và mục tiêu chiến lược nâng tỷ lệ nội địa hóa
  • Dệt may giữ vững nhịp tăng trưởng cao
  • Dệt may đón nhà đầu tư phụ kiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container