Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2010: Nhiều đơn hàng, cũng nhiều khó khăn

 

Quý I-2010, ngành dệt may (DM) đã vượt qua dầu thô, vươn lên đứng đầu trong nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu (XK) chủ lực, với kim ngạch XK đạt khoảng 2,16 tỷ USD (tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái). Dù giá bán các sản phẩm này chưa trở lại thời kỳ đỉnh cao, nhưng đây là tín hiệu khả quan để ngành DM đạt kim ngạch XK 10,5 tỷ USD trong năm 2010.

Sản xuất tại Công ty CP May Sông Hồng. Ảnh: Yến Ngọc

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), do giá nhân công tại các nước sản xuất hàng may mặc như Trung Quốc, Banglades, Ấn Độ, Pakistan… tăng cao kéo theo giá đơn hàng XK ở những nước này tăng hơn 20%, đã khiến mức tăng giá 10% của nước ta trở nên hấp dẫn hơn. Nhờ đó, hiện có 80% doanh nghiệp (DN) DM đã có đơn hàng đến hết quý III và IV. Ngoài ra, các DN trong nước còn được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại song phương Việt - Nhật và nền kinh tế Mỹ đang phục hồi kéo nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tăng lên. Theo Vitas, quý I năm nay XK hàng DM Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng 15%, thị trường EU tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ góp phần không nhỏ vào sự ổn định tăng trưởng XK của cả năm 2010.

Các DN đang tăng tốc sản xuất để kịp giao hàng cho vụ thu đông tới. Ông Nguyễn Khánh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội (Hanosimex) cho biết, quý I-2010, Hanosimex đạt kim ngạch XK hơn 10 triệu USD (tăng 24% so với cùng kỳ). Trong đó, đơn hàng XK sợi từ tháng 3 tăng cả về sản lượng và đơn giá. Đến nay, các nhà máy may của Tổng Công ty đều đã nhận được đơn hàng từ quý II đến hết năm 2010. Ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Việt Tiến cũng cho biết, Việt Tiến đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết quý II-2010, với tổng trị giá hơn 80 triệu USD.

Tuy nhiên, hiện các DN phải đối mặt với nhiều khó khăn khi giá nguyên, nhiên phụ liệu "đầu vào" đồng loạt tăng. Trong đó, giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây, bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó giá bông thường chỉ ở mức 1,5 USD/kg. Đó là chưa kể đến giá các nhiên liệu như xăng dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng... tăng đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của DN. Đã vậy, thời gian vừa qua, lãi suất vay ngân hàng tăng cao khiến các DN gặp nhiều khó khăn về vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, do có sự chuyển dịch lao động từ ngành DM sang các ngành công nghiệp khác có thu nhập cao hơn và sự cạnh tranh thu hút lao động giữa các DN trong ngành tại nhiều địa phương, nên tình trạng thiếu hụt nhân công từ lâu đã trở thành "bệnh mạn tính" của ngành. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động, Hanosimex đã liên kết với những DN vệ tinh ở các địa phương để thực hiện hợp đồng, bảo đảm đúng tiến độ giao hàng cho đối tác nước ngoài. Đồng thời, triển khai dự án di dời toàn bộ cơ sở sản xuất sợi và may về Khu công nghiệp Ðồng Văn 2 (Hà Nam), nhằm giúp DN giảm áp lực về chi phí nhân công, ổn định lao động sản xuất. Ngoài ra, những yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật cũng cao hơn, nếu các DN không có sự chuẩn bị kỹ sẽ không đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Để đạt được kim ngạch XK năm 2010 đạt 10,5 tỷ USD, Vitas khuyến cáo các DN thành viên sớm chuyển dịch sản xuất từ gia công sang làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn); từ làm đơn hàng có giá trị thấp, trung bình sang đơn hàng có giá trị cao; phát triển mặt hàng thời trang để tăng giá trị gia tăng. Đồng thời, cần cắt giảm chi phí sản xuất, trên cơ sở bố trí lại dây chuyền hợp lý, tiết kiệm nguyên, nhiên phụ liệu; đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất...

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • Xuất khẩu dệt may: Chờ… đột phá
  • Xu hướng mới trong ngành dệt may Việt Nam
  • Dệt may được mùa xuất khẩu lại “lơi” nội địa
  • Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70% nhu cầu xơ sợi
  • Những tín hiệu khả quan về Xuất khẩu dệt may
  • XK may mặc, da giày tăng trưởng khả quan
  • Ngành Dệt May và mục tiêu chiến lược nâng tỷ lệ nội địa hóa
  • Dệt may giữ vững nhịp tăng trưởng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container