Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giúp doanh nghiệp dệt - may vượt qua khó khăn

Những tháng cuối năm, tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành dệt-may, đặt các doanh nghiệp trước những khó khăn thách thức.

Hiện nay, số lao động toàn ngành có gần hai triệu người, trong đó, Tập đoàn dệt - may Việt Nam có 120 nghìn lao động (chiếm 7% số lao động toàn ngành) và chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu.

Trước thị trường xuất khẩu và sức mua đang giảm sút rõ rệt, trong khi đó lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 80%, một số doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (FDI) sản xuất hàng dệt may đã phải ngừng sản xuất, giảm lao động.

Theo dự báo, diễn biến tình hình thị trường như hiện nay, với sự phấn đấu quyết liệt của các DN thuộc các thành phần kinh tế, xuất khẩu của ngành dệt may cũng chỉ đạt từ 9 đến 9,1 tỷ trên kế hoạch 9,5 tỷ USD năm 2008.

 Trong khó khăn chung của toàn ngành, khó khăn nhất là các DN sản xuất sợi, dệt nhuộm hoàn tất.

Từ đầu năm đến giữa quý III, giá bông xơ, bông nguyên liệu tăng cao, để chủ động nguyên liệu cho sản xuất sợi, các DN đã tăng cường nhập khẩu nhưng đến tháng 10, tháng 11 thị trường lại đảo chiều rớt giá nhanh.

Cộng vào đó, khi kinh tế thế giới suy thoái, sức mua giảm từ 20 đến 30% đã tác động trực tiếp đến thị trường  xuất khẩu dệt may.

Các DN sản xuất sợi, dệt vải tiêu thụ kém phải bố trí lại lao động, tổ chức lại ca sản xuất, các chi phí đầu vào tăng...

Một nghịch lý đang xảy ra là, các DN may đang nhập khẩu vải để làm hàng xuất khẩu, vay ngân hàng bằng USD với lãi suất 6,5%/năm, nhưng nếu ký hợp đồng vay vốn mua vải của DN sản xuất trong nước, vay bằng đồng Việt Nam phải chịu lãi suất từ 14 đến 15%/năm.

Do chính sách tiền tệ khi DN may vay vốn nhập khẩu bằng USD lãi suất thấp, nhưng vay mua vải và phụ liệu trong nước lãi suất cao sẽ không khuyến khích tiêu thụ vải, nguyên phụ liệu trong nước, dẫn tới các DN dệt nhuộm khó phát triển được.

Ðây là một bất cập, Nhà nước cần có chính sách tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đang  tiến hành ký hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, theo dự thảo của hiệp định, hàng dệt - may Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản được hưởng thuế suất bằng 0% với điều kiện hai công đoạn  của dệt may phải thực hiện tại Việt Nam, nếu như để chênh lệch tỷ giá quá lớn sẽ khó thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, các DN may sẽ nhập khẩu vải từ các nước trong khối ASEAN.

Cơ chế lãi suất này cần được nghiên cứu giải quyết sớm, hỗ trợ kịp thời cho DN kéo sợi, dệt vải và nhuộm. Ðây cũng là bước thực hiện chỉ đạo của Chính phủ thúc đẩy  tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Trong khi triển vọng xuất khẩu hàng dệt may những tháng cuối năm và cả năm 2009 được dự báo là sẽ gặp khó khăn, ngành dệt may nói chung và Tập đoàn dệt - may nói riêng đang đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước.

Trong những năm gần đây, thị trường trong nước với sức mua của hơn 80 triệu dân đã và đang được các DN của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam chú trọng khai thác thông qua phát triển hệ thống phân phối.

Mức tăng trưởng hằng năm đạt từ 30 đến 35%, trong đó Vinatex đã xây dựng được hệ thống 58 siêu thị, chưa kể đến hệ thống cửa hàng của các DN.

Tổng công ty CP may Việt Tiến, một thương hiệu hàng đầu của tập đoàn, đã xây dựng được hệ thống 2.000 cửa hàng và đại lý bán lẻ trong cả nước, dự kiến doanh thu bán lẻ ở thị trường nội địa năm 2008 sẽ đạt 420 tỷ đồng, đứng đầu toàn ngành may.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, việc tổ chức thị trường trong nước vẫn còn những hạn chế. Ðó là, nguyên liệu sản xuất trong nước chưa có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. Khâu thiết kế mẫu, mốt chưa phong phú, đa dạng, nhất là khâu kết nối giữa nhà sản xuất và phân phối chưa đồng bộ, chặt chẽ. Những tồn tại này cần sớm được khắc phục.

Mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh để chiếm lĩnh "sân nhà" trong thời gian tới được Tập đoàn dệt - may quan tâm đúng mức.

Theo đó, tập đoàn đã chỉ đạo, tạo mọi điều kiện khuyến khích DN đầu tư vào các lĩnh vực cốt lõi như kéo sợi cao cấp, dệt nhuộm, công tác thị trường, đồng thời tăng cường xúc tiến mở rộng hệ thống lưu thông, phân phối. Quá trình mở rộng hệ thống phân phối của DN cần có sự hỗ trợ tích cực từ Trung ương đến địa phương về địa điểm, mặt bằng, thủ tục hành chính,...

Các DN dệt - may cần nghiên cứu, tìm biện pháp phát triển kinh doanh, kết nối xây dựng và quảng bá thương hiệu, tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên marketing và làm tốt công tác tiếp thị trong nước. Ðào tạo đội ngũ thiết kế thời trang để có nhiều sản phẩm mẫu mã phù hợp thị hiếu tiêu dùng trong nước, tuân thủ các chính sách bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, sản xuất và lưu thông phân phối gắn kết chặt chẽ, nâng cao tính chuyên nghiệp.

Ðể các DN của Tập đoàn dệt - may Việt Nam phát triển đồng đều, cần tăng cường sự hỗ trợ trong nội bộ ngành thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhau như các DN ngành dệt mua sợi sản xuất trong nước, DN nhuộm mua vải của DN dệt và DN may đặt hàng cho DN dệt, nhuộm... Từng bước phấn đấu nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất, phân phối.

Do đặc thù xã hội của ngành dệt - may là tạo nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, góp phần ổn định xã hội, cùng với những nỗ lực phấn đấu không ngừng của các DN để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, tạo điều kiện để ngành dệt may phát triển bền vững.

Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt - may Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội dệt may Vũ Ðức Giang kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngành trong đầu tư sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cốt lõi.

Ðể chủ động nguyên liệu sản xuất sợi, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương dành quỹ đất để phát triển trồng bông, trong đó việc đầu tư xây dựng hệ thống tưới, tiêu nước phù hợp mô hình trồng bông trang trại.

Cùng với mở rộng diện tích, ổn định sản lượng bông sản xuất trong nước, Vinatex cùng với Tập đoàn dầu khí quốc gia đầu tư sản xuất xơ polyester tại khu công nghiệp Ðình Vũ, TP Hải Phòng. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực này...

Riêng vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường ở các DN dệt nhuộm, Nhà nước cần dành quỹ đầu tư môi trường, hỗ trợ công tác di dời ra khu công nghiệp có đầu tư xử lý môi trường. Ðể thị trường dệt - may ngày càng mở rộng, thúc đẩy quá trình lưu thông sản phẩm, nhất là mở rộng thị trường xuất khẩu, các DN mong muốn Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ DN tăng cường xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư...

(Theo Nhân dân)

  • Thông tin về thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam
  • Mở rộng và tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường các nước Châu Phi
  • Huy động hơn 2,5 tỉ USD đầu tư sản xuất vải dệt
  • Ngành giày dép Malaixia trước sức ép cạnh tranh của thời kỳ khủng hoàng
  • Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 10 tháng năm 2008
  • Thái Lan xúc tiến chương trình phát triển ngành công nghiệp da
  • Tăng cường quảng bá sản phẩm dệt may,mở rộng thị trường trong nước
  • Tình hình thị trường dệt may thế giới quý III/2008 và dự báo quý IV 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container