Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN dệt may có đủ đơn hàng đến giữa năm 2011

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan TPHCM kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khẳng định: Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp may mặc đã có đủ đơn hàng cho đến tháng 6/2011, thậm chí nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì sợ không đủ khả năng làm. 

Theo ông Hồng, hiện, nguyên liệu đầu vào đã tăng khá cao nên thời gian tới có thể cũng sẽ không tăng thêm nhiều, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn lo ngại khả năng giá nguyên liệu lại tăng vọt như năm ngoái. Ngoài ra, trong năm nay, doanh nghiệp còn có lo ngại về việc tăng giá điện, phí vận chuyển, tình hình điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. 
 
Với kim ngạch hơn 11,20 tỷ USD trong năm 2010, tăng 7% so với năm 2009 dệt may đã bỏ xa vị trí số 2 của da giày. Từ kết quả này, ngành dệt may Việt Nam đang đặt ra mục tiêu xuất khẩu năm 2011 đạt từ 12,5 - 13 tỷ USD.
 
Nói về những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2011 của ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng có 4 nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng là những yếu tố tác động đến tăng trưởng ổn định của ngành dệt may Việt Nam từ năm 2011-2015 với mục tiêu năm 2015 phải xuất khẩu đạt từ 18-20 tỷ USD.

Đó là duy trì và ổn định được khách hàng hiện có. Tiếp tục định hướng cho các doanh nghiệp triển khai tìm kiếm thị trường và khách hàng cho những dòng sản phẩm có giá trị thặng dư cao.

Về mặt thị trường, với những thuận lợi trong các hiệp định thương mại được ký kết thì Việt Nam cũng đang mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may sang nhiều thị trường tiềm năng khác đặc biệt là châu Á và châu Phi...

Bên cạnh đó, dệt may cũng đang nỗ lực mở rộng thị phần ở các thị trường truyền thống cũng như tại các thị trường mới. Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng hàng dệt may lớn và lọt vào top 5 nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới.

  • Thuế giày Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ hết hạn cuối tháng 3/2011
  • Nhiều đơn hàng dệt may: Mừng mà vẫn lo!
  • Dệt - may VN phấn đấu xuất khẩu đạt từ 18 đến 20 tỉ USD
  • Cây bông vải-chìa khóa thoát nghèo cho Tây Bắc
  • Năm 2011: Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 13 tỷ USD
  • Làn sóng dịch chuyển đầu tư vào ngành dệt may
  • Ngành dệt may - Bí nguyên liệu vì thiếu dự báo
  • Nâng giá trị gia tăng ngành dệt may
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container