Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

XK may mặc, da giày tăng trưởng khả quan

Theo nhận định chung, hoạt động xuất khẩu dệt may đang “ấm” dần lênẢnh: Đức Thanh.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, thiếu hụt nguồn lao động..., nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu ngành may mặc, đồ gỗ, da giày, vẫn đạt mức tăng trưởng khá, từ 10% trở lên trong quý I/2010.

Khi được hỏi về tình hình xuất khẩu của DN trong quý I/2010, ông Trần Đăng Chúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt may Thiên Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, Công ty Thiên Nam đã xuất khẩu hàng hoá (sản phẩm sợi) trị giá khoảng 6 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. “Hầu như các nhà máy sợi đều có sự tăng trưởng tốt trong quý I/2010, do thị trường có nhu cầu tăng đột biến. Các nước nhập khẩu như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Philippines... đang tiêu thụ mạnh các sản phẩm từ sợi”, ông Chúc nói và cho biết, nếu cứ đà tăng trưởng này thì chắc chắn Công ty sẽ vượt kế hoạch đề ra trong năm 2010.

Còn theo ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Sản xuất - Thương mại giày dép Đô Ba, dù đang bị Liên minh châu Âu (EU) gia hạn thêm 15 tháng việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, song nhìn chung, tình hình của các DN xuất khẩu giày da trong quý I năm nay khả quan hơn so với quý I năm ngoái. “Trong 3 tháng đầu năm, Công ty Đô Ba đã xuất khẩu được khoảng 20.000 đôi sản phẩm, trị giá khoảng 600.000 USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Anh nói và dự báo, căn cứ vào những đơn hàng đang có, kim ngạch xuất khẩu quý II của Công ty Đô Ba chắc chắn sẽ cao hơn quý I.

ở lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, tình hình xuất khẩu cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (Myfaco) cho biết, dù Công ty không đưa ra kế hoạch xuất khẩu hàng quý, nhưng ước tính, trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng khoảng 20%. “Trong quý I vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 2,5 triệu USD. Dự kiến, quý II sẽ còn cao hơn, ước đạt tới 3 triệu USD”, ông Hiệp nói và cho biết,  Myfaco đang xây dựng thêm xưởng sản xuất mới, khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay sẽ chính thức đi vào hoạt động. “Khi đó, chắc chắn đơn hàng và doanh số của Công ty sẽ tăng lên. Năm ngoái, chúng tôi xuất khẩu hàng trị giá 8 triệu USD, còn năm nay, dự kiến sẽ cao hơn,  có thể đạt 14 đến 15 triệu USD”, ông Hiệp cho biết thêm.

Theo nhận định chung, tăng trưởng xuất khẩu trong quý I/2010 là bước tạo đà tốt cho tăng trưởng xuất khẩu trong quý II. Ông Chúc cho rằng, hiện thị trường dệt may đang “ấm” dần lên. Hơn  nữa, các nước sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may lớn như Trung QuốcBangladesh... đang có chính sách hạn chế ngành dệt may, vì ngành này cần nhiều lao động, đầu tư nhiều, nhưng lợi nhuận không cao. “Khi những nước trên chuyển hướng sang làm những ngành nghề khác thì DN xuất khẩu dệt may của Việt Nam có cơ hội phát triển”, ông Chúc nói và nêu dẫn chứng, trong quý I/2009, hàng hóa do Công ty Thiên Nam sản xuất ra không xuất khẩu được, nhưng từ đầu năm tới nay, đã xuất khẩu được 80% lượng sản phẩm (20% bán ở nội địa), trong khi đơn hàng của Công ty đã có đến tháng 6/2010. Do vậy, chắc chắn, quý II/2010, tình hình xuất khẩu của Công ty Thiên Nam sẽ tăng.

Cùng ở hoàn cảnh tương tự, ông Anh cho rằng, quý I/2010, DN “vướng” thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nên chưa đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng sang quý II, các DN đều làm việc hết công suất, nên khả năng tăng trưởng xuất khẩu là hoàn toàn có cơ sở. “Thị trường xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, nhất là Mỹ và Mexico, còn châu Âu, cũng ghi nhận tăng trưởng, nhưng có tốc độ chậm hơn”, ông Anh nói.

Cho dù kim ngạch xuất khẩu quý I năm nay có mức tăng trưởng khá là vậy, song nhiều DN đều “kêu ca” là gặp nhiều khó khăn về vốn vay. Việc khó tiếp cận vốn vay khiến nhiều DN không dám mạo hiểm đầu tư vào các dự án mới hay mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, một số DN xuất khẩu cho biết, DN bắt đầu gặp khó khăn do phải nhập khá nhiều vật tư, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, trong khi đồng nhân dân tệ đang lên giá, khiến giá vật tư cũng đang có chiều hướng tăng. Ngoài ra, sang quý II, giá thuê nhân công cũng sẽ tăng, do lương cơ bản sắp tăng vào đầu tháng 5/2010... Chắc chắn, trong các tháng tới, DN sẽ còn gặp không ít khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu.

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)

  • Ngành Dệt May và mục tiêu chiến lược nâng tỷ lệ nội địa hóa
  • Dệt may giữ vững nhịp tăng trưởng cao
  • Dệt may đón nhà đầu tư phụ kiện
  • Công ty CP may Đồng Tiến: Tăng trưởng bền vững
  • Triển lãm nguyên, phụ liệu dệt may 2010: Góp phần giúp ngành dệt may tăng tỷ lệ nội địa hóa
  • Tăng tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may
  • Đơn hàng xuất khẩu dệt may ổn định
  • Thị trường dệt may thế giới năm 2009 và dự báo 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container