Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu giày dép của Indonesia sẽ đạt 3 tỷ USD

Xuất khẩu giày dép của Indonesia có thể đạt 3 tỷ USD mỗi năm trong vòng 3 năm tới do có nhiều nhà máy sản xuất nổi tiếng từ các quốc gia Đông Nam Á khác chuyển đến.

Ông Ansari Buchari, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Công nghiệp cho hay, việc chuyển đến của một số các nhà máy sản xuất giày dép từ Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu cao hơn trong quý 1. Tổng doanh thu từ giày dép của Indonesia đã tăng khoảng 10% lên 4,6 nghìn tỷ Rp (510 triệu USD) trong quý đầu năm nay, so với 4,14 nghìn tỷ trong quý 4 năm 2009.

Hiện chưa có số liệu xuất khẩu trong 3 tháng nhưng Hiệp hội giày dép Indonesia (Aprisindo) cho biết xuất khẩu giày dép đã tăng 25% lên 160 triệu USD trong tháng 1 so với tháng 1/2009.

Ông Ansari tin rằng, tăng trưởng xuất khẩu giày dép có thể cao hơn trong vài tháng tới do các đơn hàng từ những nhà mua hàng nước ngoài cũng tăng. “Với xu hướng này, xuất khẩu giày dép của Indonesia có thể đạt mức 3 tỷ USD vào năm 2014”, ông nói.

Năm nay, xuất khẩu giày dép sẽ tăng 16% lên 2 tỷ USD, từ mức 1,72 tỷ USD năm 2009. Aprisindo cho rằng xuất khẩu cao chủ yếu nhờ vào các nhà máy mới từ Trung Quốc và Việt Nam chuyển đến, bên cạnh việc mở rộng các nhà máy đang có.

Tuy nhiên ông Ansari cho biết thêm, các nhà sản xuất giày Indonesia vẫn không có khả năng chiếm lĩnh thị trường giày dép trong nước mặc dù xuất khẩu tăng. Các nhà sản xuất trong nước hiện kiểm soát ít hơn 50% doanh thu nội địa. Nguyên nhân khiến khả năng cạnh tranh kém ở thị trường giày có thương hiệu trong nước do hầu hết các nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giày vẫn phải nhập khẩu.

Chủ tịch Hiệp hội Thuộc da Indonesia thừa nhận, ngành công nghiệp giày dép trong nước vẫn còn dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Quy định của chính phủ về việc đánh thuế xuất khẩu từ 15 – 25% đối với các sản phẩm da nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất giày trong nước đã không có hiệu quả.

(Vinanet)

  • Hàng dệt may càng xuất khẩu được nhiều nguy cơ lỗ càng cao.
  • Dệt may: càng xuất khẩu càng lỗ
  • Phát triển ngành dệt may: Nỗ lực từ ba phía
  • Giá bông tăng ào ạt, doanh nghiệp dệt choáng váng
  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân.Phát triển nguyên phụ liệu - Lối ra nào?
  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân. Cần tiếp sức
  • Xuất khẩu dệt may: nỗi buồn quán quân - Bài 1: Có tiếng, chưa có miếng!
  • Dệt may khổ vì điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container