Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải thiện mạng lưới giao thông nông thôn Hà Nội – Khó khăn nhiều bề

Vài năm trở lại đây, cùng với các chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn (GTNT), mạng lưới giao thông ngoại thành Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn những rào cản “muôn thuở” của GTNT như thiếu vốn đầu tư, không cân đối giữa vốn đầu tư và vốn bảo trì bảo dưỡng đường… đã khiến không ít người dân ngoại thành Hà Nội chưa thực sự được hưởng thuận lợi của đường sá.

 Một thực tế không thể phủ nhận là các tuyến đường GTNT Hà Nội hiện vẫn còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.

 Mặc dù ở ngay sát Thủ đô Hà Nội nhưng việc đi lại của người dân 2 huyện Thường Tín, Phú Xuyên vẫn rất khó khăn, đặc biệt là khi tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến giao thông huyết mạch của cả nước nối các tỉnh phía Bắc với các tỉnh miền Trung và miền Nam được khánh thành và đi vào hoạt động.

 Sự thuận lợi của tuyến đường này đối với sự thông thương giữa các tỉnh là không thể phủ nhận, song người dân 2 huyện nói trên lại ít được hưởng sự thuận lợi này nếu không muốn nói là từ khi có tuyến đường này, việc đi lại của họ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

 Nguyên nhân là do thiếu điểm đấu nối, đường gom… Được biết, để khắc phục khó khăn trên, lãnh đạo và nhân dân 2 huyện đã đồng kiến nghị TP Hà Nội sớm quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống GTNT. Đặc biệt là các dự án, đường gom từ xã Ninh Sở (huyện Thường Tín) đến nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên), dài khoảng 15 km, xây dựng bến phà Phú Châu, làm đường từ Đỗ Xá - Quan Sơn nối với Quốc lộ 5B, lắp đèn chiếu sáng trên tuyến đường từ xã Châu Can đến thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên)…

 Trên thực tế, không chỉ 2 huyện Thường Tín và Phú Xuyên mà mạng lưới đường GTNT của rất nhiều huyện ngoại thành Hà Nội cũng chưa thực sự thuận lợi. Như trên đã nói, thiếu vốn đầu tư, không có vốn bảo trì là nguyên nhân chính của tình trạng này. Một trong những mô hình xây dựng đường GTNT đã được sự ủng hộ của người dân là mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm.

 Được biết, trong tổng số kinh phí gần 724 tỷ đồng thực hiện cứng hóa hơn 1.300 km đường GTNT ở địa phận Hà Tây (cũ) giai đoạn từ năm 2004 - 2007 thì số tiền người dân tự nguyện đóng góp đã lên tới hơn 222 tỷ đồng. Sự chung tay của người dân đối với sự phát triển giao thông của địa phương đã thực sự phát huy tác dụng.

 Bằng chứng là hệ thống đường được chỉnh trang khá đồng bộ, tỷ lệ cứng hóa cao. Vấn đề đáng nói là việc đầu tư xây mới được quan tâm song vốn cho bảo trì, bảo dưỡng lại không được tính đến chính vì vậy, những tuyến đường này đã xuống cấp nhanh chóng.

 Ông Nguyễn Quang Mạnh, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết, thị xã có 31 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 65,52 km, 36,5 km đường ngõ phố nội thị và khoảng hơn 100 km đường liên thôn, ngõ xóm. Hệ thống đường nội thị, đường liên xã đã được cứng hóa bê tông, rải nhựa đạt khoảng 60 - 70%, song vẫn chưa đúng cấp kỹ thuật, việc duy tu, bảo trì chưa được quan tâm, làm đường nhanh hỏng.

 Có thể khẳng định, để có thể cải thiện được bộ mặt giao thông nông thôn Hà Nội, cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của người dân. Ngoài vấn đề lớn và đặc biệt quan trọng là vốn, các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ địa phương trong việc lập dự án, cân đối vốn xây dựng và vốn bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật đối với các dự án này.

 Trong năm 2009, UBND TP đã phê duyệt đầu tư gần 48,8 tỷ đồng để cải tạo 12 tuyến đường ngoại thành, bao gồm: đường Đồng Trạng (thị xã Sơn Tây), đường Đại Thắng (huyện Phú Xuyên), đường Bột Xuyên (huyện Mỹ Đức), đường Trầm Lộng - Kim Đường, đường Cao Thành (huyện ứng Hòa), đường Tô Hiệu (huyện Thường Tín), đường Vân Phúc - Vân Nam và đường Hát Môn - Thọ An (huyện Phúc Thọ), đường Kim Anh - Kim Thư (huyện Thanh Oai), đường Nhông - Vạn Thắng (huyện Ba Vì), đường Hợp Đồng - Tốt Động (huyện Chương Mỹ) và đường Đan Phượng - Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng). 12 tuyến đường này sẽ được lập dự án triển khai ngay trong năm nay.

(Theo Báo Giao thông Vận tải // Vietnamshipper)

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
  • TPHCM không cần xây đường sắt nối đến cảng Cát Lái
  • Việt Nam xây dựng tuyến đường sắt đến Cambodia
  • Lên kế hoạch xây dựng đường ven biển Việt Nam
  • Chậm tiến độ, 69 dự án của TP Hồ Chí Minh "đội vốn" lên 2.856 tỷ đồng
  • Làm đường bê tông xi măng: Một mũi tên trúng hai đích?
  • Liên danh Việt - Nhật tư vấn thẩm tra dự án đường sắt cao tốc
  • Dự án đường sắt Xuyên Á nối 28 quốc gia sẽ được thông qua
  • Trung Quốc nghiên cứu xây 2 tuyến đường sắt cho VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container