Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chế biến, xuất khẩu đồ gỗ gặp khó khăn

Xuất khẩu gỗ sau 2 năm gia nhập WTO, song hiện tại ngành này đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cơn “bão” khủng hoảng tài chính tòan cầu. Diễn đàn chuyên đề về chế biến xuất khẩu gỗ diễn ra hôm 28/11 tại TP Hồ Chí Minh đã nói lên điều này.

Tiến thoái lưỡng nan

Các DN chế biến xuất khẩu gỗ đang đứng trước tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng 20-25%, trong khi 80% gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, các chi phí nhân công, năng lượng và chi phí nguyên vật liệu khác cũng tăng cao khiến giá thành sản xuất tăng cao.

Chi phí đầu vào tăng nhưng giá thành tăng không tương ứng. Phần lớn các DN đã ký hợp đồng từ năm 2007 với mức giá không đổi. Để giữ khách, các DN buộc phải thực hiện hợp đồng trong tình cảnh chấp nhận lỗ hoặc không lãi. Không những thế, DN phải hạ giá bán ở nước ngoài để kích cầu tiêu dùng. 

Theo ông Lê Duy Phương- Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, vì khó khăn đầu ra, nhiều đối tác nước ngoài đã dè dặt ký hợp đồng mua hàng trong năm 2009.

Đại diện Sở Công Thương Bình Dương cũng cho biết, khoảng 95% DN xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam gặp khó khăn do các đối tác hủy hoặc cắt hợp đồng. Đa số khách hàng chỉ đặt hàng bằng 30-60% so với hợp đồng cũ.

Nhiều DN xuất khẩu gỗ tính toán, do chi phí đầu vào quá cao đã đẩy giá hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cao hơn các nước khác (thậm chí, một số mặt hàng còn có giá cao hơn hàng sản xuất tại Mỹ) nên khó cạnh tranh để giành đơn hàng.

Các khách hàng nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các ngân hàng sụp đổ, đã khiến việc thanh toán tiền chậm. Hiện còn khoảng 500-600 nghìn m3 khối gỗ nguyên liệu tồn tại các cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn. Ngoài ra chưa kể gỗ tồn kho tại các DN.

Chưa vượt qua chính mình

Các chuyên gia cho rằng, điểm yếu chung của các DN chế biến, kinh doanh đồ gỗ cũng như các làng nghề Việt Nam là sự nghèo nàn về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Nghĩa là sự sáng tạo của các DN không theo kịp với những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng. Hiện tại, 90% mẫu mã hàng dựa trên mẫu đặt hàng từ người mua.

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhu cầu về gỗ nguyên liệu có chứng chỉ đang gia tăng, trong khi Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp. Các khách hàng (chủ yếu là châu Âu) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm được làm từ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC) nhưng ở Việt Nam chưa nơi nào có chứng chỉ như vậy.

Hệ quả là, nhằm đáp ứng các hợp đồng yêu cầu có chứng chỉ FSC, các nhà sản xuất phải nhập gỗ có chứng chỉ khiến giá thành sản phẩm đội lên, không cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành gỗ bị giảm rất nhiều so với quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ nguyên liệu. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng trong tình trạng tương tự.

Theo ông Nguyễn Lực- Trưởng VP đại diện Hiệp hội làng nghề Việt Nam (Vicrafts) tại TP Hồ Chí Minh, những điểm yếu này bộc lộ từ nhiều năm trước, cho đến nay vẫn không có sự thay đổi đáng kể và cũng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Nếu có sự thay đổi, cải tiến thì lại thường theo chủ quan của người thiết kế mà không tuân theo quy luật thị trường.

Ông Lực cảnh báo, việc chậm thay đổi về thiết kế kiểu dáng làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ và sản phẩm làng nghề và có nguy cơ chúng ta sẽ bị thua thiệt trong tương lai không xa. Thực tế là 90% lượng sản phẩm xuất khẩu của các DN Việt Nam hiện nay đều phải bán qua khâu trung gian.

Việc nhận làm gia công theo mẫu thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các DN Việt Nam thành người làm thuê cho thương hiệu nước ngoài, và điều này đang làm ảnh hưởng đến thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ở một khía cạnh khác, ông Trần Quốc Mạnh-Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa) cho rằng các DN ngành chế biến gỗ Việt Nam đang thiếu sự liên kết, hợp tác đồng bộ giữa các đơn vị trong ngành.

Hiện ngành này chưa xây dựng được chuỗi giá trị riêng- tiền đề cơ bản để các DN  phát huy tối đa hiệu quả của mỗi đơn vị. Chẳng hạn từ khâu cung cấp nguyên-nhiên-vật liệu phục vụ sản xuất, nếu chúng ta xây dựng được chợ đầu mối cung cấp thì vừa tạo sự thuận tiện, dễ dàng vừa giúp các nhà sản xuất giảm chi phí đầu vào bởi chính sự thuận tiện đem lại.

Nhưng chúng ta hiện không có được điều đó. Quá trình sản xuất các DN có thể trao đổi các công đoạn gia công các chi tiết sản phẩm, thậm chí có thể trao đổi đơn hàng nhằm phát huy cao nhất năng lực sản xuất của từng DN; các DN có thể chia sẻ đơn hàng với nhau trong quá trình phân phối… nếu tạo ra được một chuỗi giá trị riêng.

(Theo báo Tiền phong)

  • Ngành gỗ lao đao trong cơn khủng hoảng
  • Nội thất gỗ - gọn mà đẹp!
  • Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ: Điêu đứng vì thuế xuất khẩu tăng đột ngột
  • Hướng mục tiêu xuất khẩu sản phẩm nội thất của Trung Quốc sang Trung Đông
  • Thông tin sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ thế giới
  • 9 tháng năm 2008, xuất khẩu đồ nội thất của Trung Quốc tăng 23,3%
  • Nhu cầu thị trường cửa gỗ và cửa sổ của Trung Quốc lên tới hơn 60 tỷ NDT
  • Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container