Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2011

 Đến thời điểm này, chỉ còn gần 3 tháng nữa là hết năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ ước đạt hơn 3 tỉ USD, tuy nhiên trước tình hình khó khăn về sự gia tăng của giá nguyên liệu cũng như sự thu hẹp thị phần do khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay, chỉ tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2011 khó có thể hoàn thành.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong những tháng cuối năm là chi phí đầu vào tăng mạnh. Về nguyên liệu, theo dự báo thì giá gỗ nguyên liệu năm nay tăng 20 - 30%, trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% gỗ nguyên liệu. Cùng với các yếu tố tăng giá đầu vào khác nên giá thành sản phẩm đã tăng cao. Nhìn chung, các DN hiện chưa ký tiếp hợp đồng mới bởi nếu ký và đưa ra giá thành cao để hòa vốn hay giảm lỗ thì lại lo khách hàng sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác. Bởi, khách hàng cũng là người kinh doanh, thu mua giá cao họ sẽ không bán được hàng và để giữ thị trường, lợi nhuận, họ sẽ chuyển sang nhà các cung cấp khác hiện có rất nhiều trong khu vực…Hiện cả nước có 2.526 doanh nghiệp, cơ sở đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, trong đó, chiếm 75% là cơ sở có số công nhân dưới 10 người. Vì vậy, theo nhận định của một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, thời gian tới số cơ sở nhỏ này có thể sẽ tự động giải tán vì không chịu được chi phí đầu vào tăng cao.

Trong khi giá xuất khẩu gỗ tại các thị trường Mỹ, EU, Nhật tăng không đáng kể, thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cộng với khủng hoảng nợ công của một số quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha,… cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa sụt giảm trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Ngoài ra, trong thời gian tới, thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam là Mỹ và EU sẽ áp dụng nhiều tiêu chuẩn mới đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu vào các nước này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu (Đạo luật Lacey của Mỹ). Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của xuất khẩu đồ gỗ, nhưng theo nhận định của một số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, khó khăn vẫn còn, với lượng đơn hàng có biểu hiện giảm dần. …

Để giải quyết khó khăn, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành như tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể bên cạnh việc đầu tư trồng rừng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện nay các nhà máy ván sợi MDF vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo. Với tình hình tài nguyên rừng như hiện nay, lượng gỗ trong nước đáp ứng được khoảng 1 triệu m3 gỗ lớn trong năm 2010; tới năm 2015 có thể sẽ cung cấp được 5 triệu m3 và năm 2020 cung cấp được 12 triệu m3. Như vậy, có khả năng mỗi năm Việt Nam sẽ giảm tối đa việc nhập khẩu ít nhất là 1 triệu m3 gỗ. Việt Nam cần có cơ chế khuyến khích các DN chế biến gỗ trực tiếp đầu tư xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu với quy mô lớn. Bên cạnh đó, cần giảm nhập khẩu và tăng chất lượng gỗ. Hiện ngành nông nghiệp đang tiến hành xây dựng các khu rừng giống và cơ sở sản xuất cây giống có chất lượng cao tại một số vùng trọng điểm như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và Bắc Trung bộ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xem xét phương án sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, việc làm này sẽ làm giảm khoảng 15% nguồn tiêu hao nguyên liệu mỗi năm. Đặc biệt, việc làm cần thiết là phải giảm mọi chi phí đầu vào như tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quá trình thao tác làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng khuyến nghị, doanh nghiệp nên liên kết lại để thực hiện nhanh những đơn hàng lớn, giá trị cao, nhằm tránh biến động giá cả, hoặc khi nhận được đơn hàng nên chia ra từng giai đoạn giá cả trong thực hiện hợp đồng, tránh thoả thuận giá cố định ở khoảng thời gian dài. Đối với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật nên tăng các sản phẩm có giá thành trung bình và thấp, các sản phẩm nội thất ngoài trời…

Ngoài ra, về lâu dài để phát triển ổn định và bền vững các doanh nghiệp sản xuất gỗ nên chú trọng phát triển thị trường ở trong nước. Doanh nghiệp nên liên kết lại để xây dựng chuỗi phân phối, hoặc hình thành các công ty thương mại lớn có năng lực nắm bắt được thị hiếu, thị trường, sức tiêu thụ rồi đặt hàng lại các DN sản xuất với số lượng lớn. Đây được xem là hướng phát triển ổn định cho ngành chế biến gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

(Theo Minh Phương \\ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

  • Gỗ Việt chịu rủi ro cao
  • Ngành công nghiệp đồ gỗ TQ đối mặt với khủng hoảng
  • Nghịch lý ngành gỗ
  • Các cơ sở chế biến gỗ ở Lâm Đồng: Rồi sẽ phải hoạt động “chui”?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ: Mất dần lợi thế
  • Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm “gỗ Việt”
  • Xuất khẩu đồ gỗ: Ăn đong nguyên liệu
  • Sản xuất - chế biến gỗ: Phát triển chưa bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container