Theo ông Quyền, doanh nghiệp nên cẩn trọng vì luật Lacey có thể được Chính phủ Mỹ cho thi hành bất kỳ lúc nào.Ảnh:T.Hằng |
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, thành viên Tổ công tác quốc gia về đạo luật Lacey và Flegt, vẫn chưa có thông tin về luật Lacey (cấm buôn bán gỗ bất hợp pháp) có ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ, sau khi luật này có hiệu lực từ ngày 1-4. Ông Nguyễn Tôn Quyền, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), cho biết hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp lô sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ hoặc lâm sản của Việt Nam bị rắc rối với việc thực thi luật Lacey của Chính phủ Mỹ. Theo ông, các đơn hàng gỗ, sản phẩm gỗ xuất sang Mỹ vài tháng trở lại đây chưa có báo cáo về những rắc rối trong vấn đề chứng mình nguồn gốc hợp pháp. "Lô hàng gần đây nhất của một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Dương rời cảng ngay ngày 1-4 với chứng nhận FSC (chứng chỉ khai thác rừng bền vững), theo doanh nghiệp cho biết thủ tục cho lô hàng không gặp trở ngại gì".
Bên cạnh đó, các bộ ngành có liên quan vẫn chưa có thống nhất về cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hợp pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu, mặc dù trước đó, cũng đã có những hiệp hội lên tiếng xin nhận trách nhiệm này để tạo thuận lợi, thông thoáng về thủ tục cho doanh nghiệp.
Trước đó, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ hoặc lâm sản sang Mỹ được thông báo từ ngày 1-4 sẽ phải khai báo và chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình là hợp pháp bằng chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền lẫn chứng chỉ FSC, nếu không sẽ đối mặt với hàng loạt biện pháp như bị tịch thu hành hóa, phạt tiền hoặc thậm chí bị bắt giam của các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý 1 đạt 716 triệu đô la Mỹ, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gần 2/3 xuất sang thị trường Mỹ.
(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com