Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tháng 6/2009 tăng 8% so với tháng trước

Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại tháng 6/2009 ước đạt 90 triệu USD, tăng 8% so với tháng trước và tương đương với kim ngạch cùng kỳ năm 2008.

Các tháng cuối năm 2009, nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng nhiều so với các tháng đầu năm.Các doanh nghiệp sẽ tăng cường nhập khẩu để chuẩn bị nguyên liệu cho mùa sản xuất cuối năm và đầu năm 2010.

Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm một phần là do giá gỗ nguyên liệu đã giảm so với cùng kỳ. Giá gỗ nguyên liệu trên thế giới đã có xu hướng giảm mạnh khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, nhưng mấy tháng gần đây xu hướng giảm đã chậm lại. Tính đến nay, giá hầu hết các chủng loại gỗ nguyên liệu đã có mức giảm khá mạnh so với giá cùng kỳ năm 2008. Trong đó, giá gỗ tròn nguyên liệu và giá ván nhân tạo có sự sụt giảm mạnh hơn so với giá gỗ xẻ.

Khi tình hình kinh tế thế giới ổn định hơn, nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ phục hồi và tiếp tục tăng, trong khi đó nguồn cung gỗ nguyên liệu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động sẽ không thể tăng bằng tốc độ tăng nhu cầu. Như vậy, về dài hạn giá gỗ nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng trở lại bởi sự hạn chế về khả năng mở rộng diện tích trồng rừng và các chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu các nước xuất khẩu... trong khi nhu cầu tăng.

Một số chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong tháng tăng mạnh.

Nhập khẩu gỗ trắc nguyên liệu tăng rất mạnh so với các tháng đầu năm với lượng gỗ đạt 4.878 m3, gấp đôi lượng gỗ nhập 5 tháng đầu năm. Kim ngạch nhập khẩu gỗ trắc tháng 6/2009 đạt trên 7 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ trắc tháng 6/2009 trung bình ở mức 1.437 USD/m3.

Gỗ căm xe là chủng loại gỗ nguyên liệu có  lượng nhập khẩu tăng mạnh tiếp theo, tăng 141% về lượng và tăng 123% về trị giá so với tháng trước, với khoảng 16,7 nghìn m3 gỗ, kim ngạch gần 7 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ căm xe trung bình tháng 6/2009 ở mức 411 USD/m3.Thị trường cung cấp gỗ căm xe lớn nhất cho Việt Nam là Myanma.

Nhập khẩu gỗ tạp tăng 55% về lượng và tăng 77% về trị giá so với tháng trước với 46 nghìn m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 7 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ tạp trong tháng trung bình ở mức 158 USD/m3.Phần lớn gõo tạp được nhập khẩu từ thị trường Malaysia.

Nhập khẩu các chủng loại gỗ nguyên liệu còn lại ít biến động so với tháng trước.

Cơ cấu chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu tháng 6/2009

(tỷ trọng tính theo kim ngạch)

Gỗ trắc

8,9%

Gỗ căm xe

8,7%

Ván MDF

8,6%

Gỗ tạp

8,3%

Gỗ hương

7,7%

Gỗ thông

7,0%

Gỗ bạch đàn

6,6%

Gỗ lim

6,2%

Gỗ sồi

4,5%

Gỗ dương

3,0%

Gỗ khác

30,5%

(Vinanet)

  • Thị trường nhập khẩu đồ nội thất trong phòng ngủ của Việt Nam trong tháng 5/2009
  • Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ: Tìm kiếm, xâm nhập thị trường mới
  • Sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ ở Quảng Nam
  • Trao đổi giải pháp tăng hiệu suất chế biến gỗ
  • Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc giảm 26,5%
  • Gỗ sẽ “đổ” về đâu?
  • Rút ngắn quá trình chế biến gỗ
  • Xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ 4 tháng đầu năm giảm nhẹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container