Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức và cơ hội cho ngành chế biến gỗ Việt Nam

Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động. Giá trị xuất khẩu (XK) đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước một thời gian dài. Năm 1996, kim ngạch XK đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đã đạt tới 2,8 tỷ USD, tăng 459% và ngành chế biến XK gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng XK mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới. Đặc biệt, là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ, XK sản phẩm gỗ vào Mỹ từ 500 ngàn USD năm 2006 đã tăng lên 1 tỷ USD năm 2008, chiếm hơn 1/3 kim ngạch XK đồ gỗ của cả nước.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), thị trường XK đồ gỗ Việt Nam đã có bước phát triển rất xa, từ chỗ thụ động ngồi chờ khách hàng nước ngoài đến mua hàng tại xưởng để bán lại cho hệ thống phân phối ở mỗi nước, nay các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách tiếp cận trực tiếp vào thị trường thế giới. Đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước, cùng với những khách hàng chiến lược, thông qua những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, ngành chế bỉến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, như công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, một số ít sản xuất tại Đức, Ý , Nhật... Các doanh nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn... Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam: thị trường XK trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện


Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất, trong đó có ngành chế biến gỗ, nhưng cũng có thể là cơ hội mang lại cho các doanh nghiệp tái cấu trúc cơ sở sản xuất của mình, như đổi mới dây chuyên công nghệ sản xuất; xây dựng, đổi mới nhà xưởng, do giá vật tư xây dựng; trang thiết bị, máy móc hiện nay đang rẻ; có thể mua nguyên liệu với giá rẻ và ít bị cạnh tranh.... Trong khó khăn dễ làm cho các doanh nghiệp xích lại gần nhau, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại, tạo mối liên kết bền chặt hơn trong chuỗi cung ứng...

Theo Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), để có thể giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ thoát ra những khó khăn, vướng mắc và phát triển bền vững, Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài, có căn cơ, khoa học; cần mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì những thị trường truyền thống: Mỹ, Nhật, châu Âu... và vươn đến những thị trường mới, như như khối Đông Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ... Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp xúc trực tiếp với chủ rừng và hợp tác liên kết với họ trong khai thác ngguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng... Cần xây dựng một Trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trong việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp với các dòng sản phẩm.

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container