*Kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam từ thị trường Malaysia trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 19.962.594 USD, giảm 6,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu 93.257 m3 ván MDF từ thị trường này, với trị giá 18.899.814 USD, có đơn giá trung bình là 2,7 USD/m3, tăng 38,67% về lượng, 7,15% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
*Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 209 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng 6/2009. Như vậy, liên tục trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng.
*Tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 99,5 triệu USD, tăng 9,9 triệu USD (tăng 11,1%) so với tháng 6 và chiếm 47,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng.
*Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Mỹ trong tuần cuối tháng 8 tăng mạnh so với tuần trước đó, đạt 2,76 triệu USD, tăng gần 70%. Gỗ sồi là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất, đạt 970 nghìn USD với 2.518 m3 gỗ, tăng 52,7% về lượng và tăng 64,5% về trị giá; giá nhập khẩu gỗ sồi trong tuần cuối tháng 8 trung bình ở mức 388 USD/m3 cao hơn so với mức giá nhập trung bình tuần trước đó đó là 31 USD/m3.
*Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong kỳ cuối tháng 8/2009 đạt 7,1 triệu USD, tăng nhẹ so với kỳ trước. Và đây là kỳ thứ 3 liên tiếp, xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam tăng.
*Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu7 tháng năm 2009 đạt 17,9 triệu USD, với lượng gỗ cao su nhập khẩu đạt trên 72 nghìn m3 gỗ, giảm 43% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
*Chính phủ Indonesia đang cân nhắc cho phép xuất khẩu gỗ S4S (được bào nhẵn 4 mặt bằng máy) thuộc một số loài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên hiện đang được chính phủ Indonesia bảo vệ cấm khai thác.
*Trong năm 2009, doanh số đồ nội thất và đệm của Mỹ sẽ tiếp tục giảm, con số này có thể đạt 2% trong năm nay theo sau sự suy giảm 9,3% hồi năm ngoái. Nửa cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính dẫn đến sự giảm đột ngột 9,3% về tiêu dùng của Mỹ về đồ nội thất và đệm.
*Các đại biểu của Liên minh châu Âu EU dự đoán xuất khẩu các sản phẩm nông lâm nghiệp của Pêru tới EU sẽ tăng mạnh nếu EU và Pêru đạt được thoả thuận về Hiệp định tự do thương mại (FTA). Ông Rupert Schlegelmich, trưởng đoàn đàm phán của EU cho biết các sản phẩm nông lâm của Pêru, đặc biệt là những sản phẩm gỗ đã được chứng nhận đều có chất lượng, phù hợp với thị trường EU, sẽ thu được lợi nhuận lớn nếu được hưởng chính sách thuế ưu đãi, vì các sản phẩm này đang có nhu cầu cao trong khối EU.
*Trung Quốc - thị trường cung cấp đồ nội thất lớn nhất cho EU với kim ngạch 6 tháng năm 2009 đạt 3,45 tỷ Euro, giảm 5,7%, giảm mạnh hơn so với mức giảm 4,3% quí I/2009.
*Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2009 giảm 5,97% về lượng và giảm 10,84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008, đạt hơn 25,66 triệu sản phẩm nội thất với kim ngạch đạt trên 107,5 tỷ Yên. Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia là 3 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Nhật Bản.
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com