Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu hàng nội thất sang Mỹ, tiềm năng và triển vọng

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành đồ nội thất tăng mạnh, năm 2008 đạt tới 3 tỷ USD, hiện Việt Nam là một trong bốn quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất Đông Nam Á. Thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, Mỹ là thị trường có những bước phát triển nhạy vọt.


Năm 2001, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu một lượng nhỏ khoảng 16.1 triệu USD, năm 2002 tăng 178% đạt kim ngạch 44.7 triệu USD và đến năm 2008 con số này đã tăng lên trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất dùng trong văn phòng và bàn ghế ngoài trời...


Nguyên nhân khiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh là do các công ty nội thất Mỹ muốn chuyển dần vùng thay thế từ Trung Quốc sang các nước khác nhằm đảm bảo sản xuất ổn định. Mặc khác, do đồ nội thất Việt Nam có chất lượng và giá cả tương đối cạnh tranh so với một số nước trong khu vực, cộng với năng lực cung cấp hàng nội thất xuất khẩu của Việt Nam cũng đã được tăng cường.


Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản thương mại từ Mỹ. Một trong số đó là đạo luật Lacey, chính thức có hiệu lực từ 1/4/2009 theo đó, các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ. Trong khi, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể về gỗ, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này.


Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham gia hội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia một thị trường cụ thể...

 

(Theo Vinanet)

  • Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3, 3 tháng đầu năm 2009
  • Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong văn phòng của Việt Nam giảm
  • Nhật Bản - thị trường nhập khẩu đồ nội thất dùng trong văn phòng lớn nhất của Việt Nam
  • Phải khai báo chi tiết sản phẩm gỗ trước khi xuất vào Mỹ
  • Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ
  • Sẽ xây dựng chợ đầu mối đồ gỗ tại TPHCM
  • Lào & Cămpuchia: thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam
  • Những khó khăn của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container