Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các KCN đã lấp đầy 65% diện tích?

VSIP là một trong những KCN hiệu quả cao. Ảnh TL.

Các khu công nghiệp đang hoạt động hiệu quả và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Đây là khẳng định của một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tổng kết lại tình hình hoạt động của các khu công nghiệp, vốn đang là đối tượng của các cuộc tranh luận gần đây về sự lãng phí đất đai và vốn đầu tư.

Bộ lạc quan về hiệu quả KCN

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện với sự tham vấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến thời điểm hiện nay, cả nước có 267 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 73.000 héc ta.

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng cho các KCN này từ nguồn vốn nước ngoài (FDI) khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ và nguồn trong nước trên 110.000 tỉ đồng (trong đó vốn ngân sách nhà nước chỉ vỏn vẹn 3% tập trung cho KCN ở địa bàn khó khăn).

Tính đến cuối năm 2011, các KCN thu hút được tổng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài (FDI) trị giá 75 tỷ đô la Mỹ, trong đó vốn FDI là 57 tỷ đô la Mỹ, bằng 30% tổng vốn FDI trên cả nước.

Doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) trong năm 2011 ước đạt 40-42 tỉ đô la Mỹ (trung bình 1 héc ta đất công nghiệp có thể cho thuê tạo ra doanh thu 2 triệu đô la Mỹ/năm).

Giá trị xuất khẩu năm 2011 ước đạt khoảng 20 - 22 tỉ đô la Mỹ (trên 1 triệu đô la Mỹ/héc ta); giá trị nhập khẩu đạt khoảng 18- 20 tỉ đô la Mỹ (0,9 triệu đô la Mỹ/héc ta); nộp ngân sách đạt khoảng 22.000- 24.000 tỉ đồng (khoảng 1 tỉ đồng/héc ta).

Đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2011 ước đạt khoảng 25%; vào giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN năm 2011 khoảng 31- 32% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

Các KCN thu hút được gần 1,7 triệu lao động trực tiếp, trung bình 1 héc ta đất công nghiệp cho thuê đã tạo việc làm cho gần 80 lao động trực tiếp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: “Như vậy, nếu so sánh các chỉ tiêu trên (đầu tư, doanh thu, giá trị sản xuất, xuất khẩu trên 1 héc ta đất) của các KCN so với đất nông nghiệp thì thấy rõ hiệu quả và đóng góp nổi bật của KCN”.

Vẫn nhiều băn khoăn

Theo báo cáo này, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp của các KCN đã vận hành đạt được 65% tính đến thời điểm cuối 2011. Như vậy, tỷ lệ lấp đầy các KCN chỉ trong một năm đã tăng cao tới 19 điểm so với con số 46% vào cuối năm 2010 theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố đầu năm 2011.

Một số nhà kinh tế nghi ngờ con số lấp đầy này. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: “Trong hai mươi năm mà tỷ lệ lấp đầy chỉ là 46%. Vậy làm sao chỉ trong một năm mà tỷ lệ lấp đầy KCN lại tăng cao vọt lên như vậy?”

Ông Thiên nói thêm, ông không tin vào báo cáo này trong bối cảnh các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đã không tăng trong năm 2011 do kinh tế suy giảm.

Việc phát triển các KCN ở Việt Nam gần đây đã thu hút được nhiều quan tâm trong các chương trình nghị sự, đặc biệt là Quốc hội với lo ngại các KCN đang gây lãng phí về đất đai, vốn và các vấn đề xã hội do nông dân mất đất.

Một báo cáo của Quốc hội gần đây cho biết, các địa phương đã giao tới 93.000 héc ta để làm KCN tính tới năm 2010, thời điểm mà Quốc hội chỉ đồng ý là 44.000 héc ta.

Việt Nam dự kiến có tổng diện tích quy hoạch KCN khoảng 200.000 héc ta đến năm 2020. Trong đó 73.000 héc ta đất của 267 KCN đã được thành lập; 75.000 héc ta đất của 260 KCN dự kiến sẽ được thành lập từ nay đến năm 2020, 40.000 héc ta đất của các KCN, các khu kinh tế ven biển, và 10.000 héc ta đất của một số cụm công nghiệp.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • KCX–KCN TPHCM ngày càng khó thu hút đầu tư
  • Quy hoạch cảng biển: Tiền đề của “hội chứng đua tranh”
  • Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải: thừa cảng, thiếu hàng
  • Cụm/khu công nghiệp: Cần giảm sự lệ thuộc vào Nhà nước
  • Xin phép lập KCN chuyên sản xuất sản phẩm phụ trợ
  • Đìu hiu khu kinh tế cửa khẩu: Tiền tỉ phơi nắng
  • KCX Tân Thuận chỉ thu hút công nghệ cao
  • Khu kinh tế biển trong tư duy đột phá chiến lược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container