Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần đầu tư tập trung

Với lợi thế về vị trí địa lý, Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong đang là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư (ĐT) quy mô lớn. Những doanh nghiệp (DN) ĐT hoạt động tại đây đều đã mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, Khánh Hòa đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút những dự án ĐT với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nguồn vốn “rót” từng năm hạn hẹp như hiện nay không tương xứng với tiềm năng vốn có của KKT này.

° HIỆU QUẢ TỪ CÁC DỰ ÁN

Năm 2008, tuy chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thị trường xuất khẩu đều bị thu hẹp, song các DN trong KKT Vân Phong đều hoạt động có hiệu quả. Tổng doanh thu đạt 3.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 178 triệu USD, nộp ngân sách trên 120 tỷ đồng. Trong đó, DN vốn ĐT nước ngoài có doanh thu tăng gần 59,4%, xuất khẩu tăng 55,7%, nộp ngân sách tăng 28,9%; đặc biệt, Công ty TNHH Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin nộp ngân sách hơn 5,4 triệu USD. Hiện nay, KKT Vân Phong đang chiếm chiếm tỷ trọng 85,5% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Điều này cho thấy, các DN trong KKT Vân Phong đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định đời sống người lao động.

Theo Ban quản lý KKT Vân Phong, đến nay, KKT này có khoảng 80 dự án xin đăng ký ĐT với nguồn vốn khoảng 15 tỷ USD. Trong đó, các cơ quan chức năng đã đồng ý về mặt chủ trương cho nhiều dự án với tổng vốn khoảng hơn 10 tỷ USD. Riêng năm 2008, Ban quản lý KKT Vân Phong đã cấp giấy chứng nhận ĐT cho 18 dự án vào KKT này với vốn đăng ký tương đương 932 triệu USD. Ngoài ra, Ban cũng đã tiếp nhận 15 hồ sơ đăng ký ĐT…

° CẦN TẬP TRUNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Không thể phủ nhận những tiềm năng lớn của KKT Vân Phong. Đặc biệt, với lợi thế về cảng nước sâu, kín gió, KKT này ngày càng thu hút nhiều dự án quy mô lớn vào ĐT. Sau thời gian tìm hiểu và đề xuất của các nhà ĐT, đầu năm 2009, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương để thực hiện 2 dự án lớn, gồm: Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (vốn khoảng 4,8 tỷ USD), Trung tâm Điện lực Vân Phong (vốn khoảng 3,8 tỷ USD).

Hiện nay, Trung ương và địa phương đang xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng để tạo động lực thúc đẩy phát triển hơn nữa KKT Vân Phong. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương năm 2009, Khánh Hòa đã đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ, đôn đốc giải quyết kịp thời các vướng mắc về thủ tục ĐT, giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng cho KKT Vân Phong. Trong đó, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án ngoài ngân sách như: Nhà máy Đóng tàu STX, Kho Xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Trạm phân phối Xi măng Ninh Thủy, Cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động)… Mục tiêu là thế, tuy nhiên hiện nay, vấn đề nguồn vốn ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong - khâu quan trọng để thu hút các dự án ĐT lại đang gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Trọng Hòa - Trưởng Ban quản lý KKT Vân Phong cho biết: Năm 2009, nguồn vồn ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT Vân Phong được bố trí là 35 tỷ đồng. Nguồn vốn này còn hạn chế so với nhu cầu triển khai các dự án xây dựng hạ tầng trong KKT; tuy nhiên, Ban sẽ cố gắng cân đối để thực hiện xây dựng cơ bản trên 200 tỷ đồng, trong đó tập trung vào các dự án xây dựng hệ thống giao thông, khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, cấp thoát nước…

Nhìn lại 3 năm ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng cho KKT Vân Phong, chúng ta thấy nguồn vốn ĐT tại đây vẫn còn “nhỏ giọt” (năm 2007 ĐT 40 tỷ đồng, năm 2008 ĐT 50 tỷ đồng, năm 2009 dự kiến ĐT 35 tỷ đồng). Riêng trong năm 2008, từ nguồn vốn 50 tỷ đồng, KKT Vân Phong đã và đang triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng như: đường Đầm Môn giai đoạn II, đường giao thông đến Nhà máy Đóng tàu STX, đường giao thông ngoài cảng trung chuyển quốc tế, dự án hệ thống cấp nước Bắc và Nam Vân Phong… Hiện nay, Ban quản lý KKT Vân Phong đang tiếp tục triển khai các thủ tục để ĐT các dự án giao thông quan trọng khác trong KKT như: đường Vạn Giã - Tuần Lễ, đường Quốc lộ 1A đi Đầm Môn… Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi lẽ việc ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho nhà ĐT triển khai dự án còn rất nhiều việc phải làm, nhiều dự án phụ trợ kèm theo. Lãnh đạo Ban quản lý KKT Vân Phong cho biết, vấn đề khó khăn trong ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng KKT này vẫn là nguồn vốn, vì nhu cầu vốn thực tế lớn hơn gấp nhiều lần.

Tại thời điểm này, việc tập trung giải quyết khó khăn về ĐT cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng vẫn đang theo hình thức “cuốn chiếu”. Trước mắt, Ban quản lý KKT Vân Phong đang tập trung triển khai nhanh việc xây dựng các khu tái định cư, nhằm đảm bảo nhu cầu giải quyết chỗ ở cho người dân trong vùng quy hoạch; rà phá bom mìn và xây dựng các tuyến giao thông chính để nhà ĐT thuận lợi hơn trong việc thực hiện các dựu án.

Được biết, nhằm đa dạng và chủ động các nguồn vốn ĐT, Ban đã xây dựng kế hoạch huy động vốn triển khai các dự án ĐT các cơ sở hạ tầng quan trọng trong KKT từ nay đến năm 2015. Hy vọng, kế hoạch huy động vốn này sẽ giúp hạ tầng KKT Vân Phong thật sự khởi sắc.

(theo báo Khánh hoà)

  • Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải có quy mô dân số 210.000 người
  • Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp- Duy trì việc làm và giữ lao động
  • Năm 2009, các khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2 phải hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng từ 60% trở lên
  • Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Năng lực sản xuất đang tăng trưởng
  • Thành lập Ban chỉ đạo nhà nước dự án Đặc khu kinh tế Phú Yên
  • Các KCX-KCN TPHCM thu hút đầu tư lĩnh vực mũi nhọn tăng cao
  • Xử lý nước thải ở các khu công nghiệp Vĩnh Long
  • Cấp phép 6 khu kinh tế đặc biệt ở biên giới Campuchia - Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container