Doanh nghiệp tại KCN Trà Nóc tỏ ra bức xúc với kiểu “mạnh ai nấy kiểm tra” của các cơ quan chức năng. Ảnh: L.H.V |
Về vấn đề này, ông Huỳnh Việt Dũng, Phó trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thừa nhận, phản ánh của doanh nghiệp là có cơ sở. Trong khi đó, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mỗi năm, số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất chỉ là 2 lần đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Sở dĩ có sự chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan là do chức năng quản lý môi trường chưa được phân định rõ ràng. Cụ thể, theo khoản 2, Điều 37 của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và theo Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 14/5/2009 của UBND TP. Cần Thơ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, thì Ban quản lý được phân cấp thực hiện nhiều hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, như thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra... các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, Ban quản lý còn là đơn vị chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan trong kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất...
Trong khi đó, theo Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương là đơn vị chủ trì phối hợp với các ngành hữu quan quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Theo ông Dũng, trong thời gian tới, UBND TP. Cần Thơ cần chỉ đạo thống nhất giao Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao là chủ trì, phối hợp cùng các ngành hữu quan thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện bảo vệ môi trường trong các khu chế xuất và công nghiệp. Đoàn gồm nhiều thành phần sẽ xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, không trùng lắp nội dung, chuyên sâu hơn và các thành viên trong đoàn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phân tích, đánh giá tình hình, nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và giảm số lần kiểm tra trên một doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông Dũng cho biết, Quyết định 33 của UBND TP. Cần Thơ đã ủy quyền cho Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do văn bản này không quy định cụ thể mức xử phạt theo thẩm quyền, nên Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ không thể ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm, mà chỉ có thể nhắc nhở và đưa ra thời gian để doanh nghiệp tự khắc phục.
(Theo Phú Khởi // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com