Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu kinh tế mở Chu Lai: Thật sự mở?

Đầu tháng 6-2003, khu kinh tế (KKT) mở đầu tiên của Việt Nam - KKT mở Chu Lai - được Chính phủ cho phép thành lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Gần 6 năm trôi qua, KKT này đã khẳng định được vai trò của mình trong việc kích thích phát triển KT-XH cho địa phương này. Nhưng theo thời gian, những bất cập cũng nảy sinh…                   
 

6 năm và 1,8 tỷ USD

Bước sang tuổi thứ 6, KKT mở Chu Lai đã thu hút 55 dự án từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn trên 1,8 tỷ USD, có 28 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn trên 355 triệu USD; 20 dự án đã được cấp phép đầu tư đang triển khai xây dựng với tổng vốn gần 470 triệu USD và 7 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn trên 1 tỷ USD... 6 năm, KKT này cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 6.000 lao động, chủ yếu là người địa phương; doanh thu hằng năm đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 12 triệu USD. Vai trò của KKT mở Chu Lai từng bước được khẳng định trong sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam.
 

Cảng Kỳ Hà (KKT mở Chu Lai) đang rất cần được nạo vét để đón các tàu có trọng tải lớn. Ảnh: HÀ MINH

Tuy vậy, ông Trương Công Trân - Phó Trưởng BQL KKT mở Chu Lai cho rằng, so với mục tiêu và yêu cầu phát triển của KKT mở thì kết quả mà Chu Lai đã đạt được còn khiêm tốn nên chưa khẳng định được sức mạnh và lợi thế của KKT mở đầu tiên của Việt Nam. Với tổng diện tích trên 32.000km2, trải dài hơn 30km từ thành phố Tam Kỳ đến hết huyện Núi Thành (giáp Dung Quất của Quảng Ngãi) nhưng hiện KKT này mới chỉ được đầu tư hơn 1.000 tỷ dồng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng (chủ yếu là các trục giao thông trong KKT) nên dàn trải, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nhà đầu tư. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc do thiếu kinh phí; chưa có các nhà đầu tư lớn đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vốn triển khai mới khoảng 16% so với vốn đăng ký…


Đã thực sự mở?


Sau khi Chu Lai ra đời hơn 1 năm, hàng loạt các KKT ven biển khác cũng được thành lập, cùng với những cơ chế tương tự nhau, những yếu tố (lợi thế, vị trí ven biển, cảng…) gần giống nhau, như KKT Nhơn Hội (Bình Định), Dung Quất (Quảng Ngãi), Đông Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh)… Trong số hơn 8 KKT được thành lập ở duyên hải miền Trung, chỉ có KKT Dung Quất của Quảng Ngãi là khả quan trong thu hút đầu tư còn ở các KKT khác, hầu hết các dự án đăng ký chủ yếu để chiếm giữ đất, chờ cơ hội…

Việc cho ra đời nhiều KKT có vai trò hết sức quan trọng trong vai trò phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, sự “rập khuôn” trong việc xây dựng các chính sách cho mô hình các KKT đã dẫn đến những bất cập và Chu Lai dù là KKT mở đầu tiên của cả nước nhưng theo một số chuyên gia thì còn phải xem lại khái niệm “mở” đang áp dụng cho KKT này.
 

Chúng tôi đem vấn đề này “đặt” lên bàn ông Trương Công Trân, ông giải thích: “Khi cấp phép cho Chu Lai, Chính phủ lúc đó rất hy vọng đặc khu này sẽ là “phòng thí nghiệm cho những cải cách thể chế và thực nghiệm các chính sách mới” và đã được trao nhiều đặc quyền với những chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn nhất ở Việt Nam. Một trong số những chính sách đó bao gồm sự tự chủ về tài chính (phát hành trái phiếu, được quyền thí điểm các giải pháp theo cơ chế thị trường như đấu giá quyền sử dụng đất…) và quan trọng nhất, được áp dụng các mô hình kinh tế mới.


Tuy nhiên, mọi việc trên thực tế có vẻ khác khi mà năm 2005, các nhà quản lý địa phương trình Chính phủ một bản kế hoạch nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược cho Chu Lai nhưng đã bị trì hoãn, chưa được chấp thuận. Bên cạnh đó, là KKT mở nhưng Chu Lai chỉ được áp dụng những chính sách ưu đãi cao nhất của cơ chế áp dụng cho địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn mà chưa có những cơ chế ưu đãi thật sự thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế nên chưa thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn…".
 

 

Để Chu Lai thật sự là KKT mở và đạt chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư trong năm 2009 từ 200 triệu USD đến 250 triệu USD, UBND tỉnh Quảng Nam đã có một số kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ như cho Chu Lai cơ chế thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư; hỗ trợ nguồn vốn kích cầu năm 2009 cho việc nạo vét cảng Kỳ Hà để tàu 20.000 tấn có thể ra vào; cho phép Chu Lai đầu tư vốn ngân sách theo hướng cân đối hằng năm không thấp hơn nguồn thu ngân sách trên địa bàn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật…

(Theo báo Sài Gòn online)

  • Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn
  • Khu công nghiệp Nam Tân Uyên: Sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật trong năm nay
  • Năm 2050, dự kiến, Hải Phòng sẽ có 55 khu, cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 13.000ha.
  • Đẩy mạnh tiến độ đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội
  • Quy hoạch KKT Cửa khẩu Cầu Treo thành cửa ngõ quan trọng
  • Công bố quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
  • Cần đầu tư tập trung
  • Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải có quy mô dân số 210.000 người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container