Số doanh nghiệp tư nhân trong nước sử dụng trên 500 lao động hiện chưa nhiều |
Tương tự, khoảng doãng khá lớn giữa khu vưc kinh tế tư nhân trong nước và các khu vực kinh tế khác khi xem xét các chỉ số như lợi nhuận trung bình/doanh nghiệp, tài sản trung bình/doanh nghiệp, hoặc doanh thu thuần trung bình trên một doanh nghiệp…
Trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Công ty Nghiên cứu đánh giá Việt Nam xếp hạng, có 150 doanh nghiệp thuộc về khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp này lại có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá…
Trong đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, vừa được Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức, ông Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương nhận định, đa số doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào thương mại, dịch vụ, với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trước mắt; trình độ công nghệ và tay nghề chưa cao; năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp; chưa đủ điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế…
Về nguyên tắc, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, trong một nền kinh tế thường gồm doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Ở khá nhiều nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thậm chí, trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu hiện nay, thì chính quy mô nhỏ và vừa với sự linh hoạt cao lại là thế mạnh. Đặc biệt, đây là khu vực thu hút mạnh nhất lực lượng lao động của các nước.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là khó có thể có được sự so sánh tương đương giữa khu vực doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn quốc tế với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Nếu so với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 500 công nhân), thì trên 210 doanh nghiệp trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam bị coi là doanh nghiệp nhỏ.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, chính quy mô siêu nhỏ, quan trọng là không đạt chuẩn quốc tế, đã tạo nên những rào cản lớn trong nỗ lực lớn mạnh về năng suất và chất lượng của khu vực kinh tế tư nhân. "Nhỏ về quy mô thể hiện ở vốn tài chính, vốn trí thức, công nghệ, năng suất và khả năng cạnh tranh. Nếu như so sánh về tiêu chuẩn trong quản trị doanh nghiệp thì đa phần doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xếp hạng vào quy mô nào. Khi không giải được bài toán năng suất thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam không thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu trong khi đây chính là điều kiện quan trọng để khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh và hội nhập", ông Lộc phân tích.
Thực tế này cũng sẽ ngăn cản các mong muốn chuyển dịch khu vực kinh tế tư nhân sang các lĩnh vực sử dụng lao động có tay nghề, công nghệ cao và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các cơ sở quan trọng tạo sức chuyển về cơ cấu kinh tế. Lý do là trên thực tế, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,1% doanh thu hàng năm. Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ khoảng 10%, bằng ¼ các nước phát triển. Đó là chưa tính tới xu hướng nhập khẩu công nghệ cũ đã tiết kiệm chí phí đầu tư đang được cho là rất đáng báo động trong khu vực kinh tế tư nhân.
Cũng phải khẳng định rằng, chính vì chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện căn bản nhất về kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu nên khả năng lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam rất giới hạn.
Theo khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tại nhiều nước trên thế giới, thường mất khoảng 10 năm để một doanh nghiệp nhỏ có thể phát triển thành doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong khi tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng chóng mặt (trung bình khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2000-2009), thì chỉ một số ít chịu... "lớn", còn phần lớn vẫn dậm chân tại chỗ, tạo nên khoảng trống rất lớn của khu vực doanh nghiệp vừa. Đây chính là một phần nguyên do lý giải cho sự thiếu hụt các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu lớn, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực, trình độ, nguồn vốn còn hạn chế có nguyên do khách quan, do mới hình thành và phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn đầu đã qua, lý do nhỏ vì khách quan cần phải được xem xét lại. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về năng lực tài chính, độ an toàn… nên khó tiếp cận vốn. Các doanh nghiệp cũng nên chia sẻ vì quan hệ doanh nghiệp và ngân hàng là quan hệ kinh tế. Khi các doanh nghiệp thể hiện tốt nhất năng lực, sự minh bạch trong chế độ hạch toán, kế toán thì việc làm ăn với ngân hàng sẽ rất thuận lợi. Khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn về kế toán, quy định về sự minh bạch là cách để khẳng định doanh nghiệp có thể quy mô nhỏ nhưng không yếu. Bên cạnh đó, ngoài kênh cấp tín dụng cho vay, ngân hàng còn có nhiều kênh khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính mà các doanh nghiệp có thể tận dụng. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại là không kết nối được. Lý do không kết nối được là các doanh nghiệp hoạt động rời rạc, không đạt tiêu chuẩn chung để tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong các doanh nghiệp. Tất nhiên, các doanh nghiệp đã nhìn thấy vấn đề và sẽ tìm cách kết nối. Nếu có bàn tay của Nhà nước, thì sự kết nối sẽ nhanh và đúng định hướng. Có thể xác định một số doanh nghiệp đầu tàu, các doanh nghiệp đứng ở các vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực then chốt để hỗ trợ như bảo lãnh tham gia các dự án quy mô lớn ở nước ngoài, hỗ trợ đào tạo, xây dựng tiêu chí… Như vậy, các doanh nghiệp lớn này có trách nhiệm kéo theo các mắt xích từ cấp vừa đến cấp nhỏ. Lo ngại về khép kín sẽ được giải toả bằng việc xây dựng rõ ràng, minh bạch các tiêu chí. Nếu không đạt chuẩn này, các doanh nghiệp trong mắt xích sẽ bị bật ra. Như vậy, các thương hiệu lớn sẽ đi nhanh hơn, các doanh nghiệp nhỏ có sự hậu thuẫn để lớn lên về công nghệ, về quản trị… theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không, khi các dự án lớn thuộc về các tập đoàn nước ngoài, đi theo họ sẽ là các mắt xích của họ, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lại đứng ngoài. Ông Võ Trường Thành,Chủ tịch Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành Khi Chính phủ khuyến khích đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ thì chính sách cũng không thể cào bằng. Các chính sách về tài chính, tín dụng, thuế … phải thể hiện được định hướng này và không nên kỳ vọng doanh nghiệp sẽ phát triển đồng đều. Sẽ có những doanh nghiệp đi nhanh hơn, có những doanh nghiệp có lợi thế hơn, và có những doanh nghiệp có kế hoạch tốt nhưng khó khăn về vốn. Sự hỗ trợ cần đúng vào các đối tượng theo đúng định hướng để tạo sự chuyển dịch đúng cơ cấu kinh tế. Ông Nguyễn Tăng CườngGiám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) Tôi đồng ý là khá nhiều doanh nghiệp tư nhân làm ăn chưa bài bản, nhưng không nên nhìn vào đó để phân biệt, đối xử. Chúng tôi có dự án đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ thiết bị nâng đề nghị được các bộ, ngành hỗ trợ để đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu về thiết bị nâng quốc tế, nhưng 4 năm nay, đi lại nhiều mà vẫn chưa xong. Các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao thường chịu rủi ro rất lớn, vốn lớn song thu hồi vốn chậm, nhưng khi tiếp cận vốn vay ngân hàng thì lại khó khăn. Nếu không có chính sách hỗ trợ có định hướng, thì sẽ có ít doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao. |
(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com