Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM sẽ xây thêm 3 cụm công nghiệp

Sản xuất sản phẩm cho ngành công nghiệp phụ trợ - Ảnh: Quốc Hùng.

Sáng 19-3, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS) vừa đề xuất UBND TPHCM cho phép CNS đầu tư xây dựng thêm 3 cụm công nghiệp để phục vụ ngành công nghiệp phụ trợ, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm nhỏ lẻ ra ngoại thành.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều nay, ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng giám đốc CNS cho biết 3 cụm công nghiệp nói trên gồm cụm công nghiệp Đa Phước rộng 115 héc ta ở huyện Bình Chánh, cụm công nghiệp Phạm Văn Cội 75 héc ta ở huyện Củ Chi và cụm công nghiệp Dương Công Khi 55 héc ta ở huyện Hóc Môn.

Ông Thọ cho biết, mặc dù trước đây CNS có kế hoạch chuyển đổi phát triển 3 cụm công nghiệp trên thành quy mô khu công nghiệp, nhưng mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng thành lập mới khu kinh tế, khu công nghiệp nên CNS sẽ chỉ dừng lại ở qui mô cụm công nghiệp.

Các cụm công nghiệp trên đã được UBND thành phố có chủ trương phát triển từ năm 2007 và giao cho CNS triển khai các bước lập đề án xây dựng. Ông Thọ cho hay, qua cuộc họp sáng ngày 19-3, UBND thành phố đã đồng ý cho CNS tiếp tục triển khai 3 cụm công nghiệp này, và hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang làm thủ tục giao đất cho CNS.

CNS sẽ tập trung xây dựng 3 cụm công nghiệp trên theo hướng thu hút các doanh nghiệp điện tử, cơ khí, chế tạo máy móc, các ngành công nghiệp phụ trợ, phục vụ di dời các doanh nghiệp trong nội thành để giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Chỉ riêng vốn đầu tư cho cụm công nghiệp Phạm Văn Cội ước khoảng 1.300 tỉ đồng. Và đây sẽ là cụm công nghiệp ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin - công nghiệp nội dung số, nhựa, cao su, sản xuất lắp ráp ô tô và da giày.

Theo Sở Công Thương TPHCM, thành phố có khoảng 30 cụm công nghiệp, nhưng có khá nhiều cụm công nghiệp mở rộng quá diện tích cho phép. Hiện thành phố đang rà soát để cắt giảm bớt các cụm công nghiệp phát triển lan rộng quá diện tích cho phép, gây ô nhiễm môi trường.

Việc rà soát, sắp xếp lại hoạt động các cụm công nghiệp sẽ thực hiện theo xu hướng hạn chế ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường; ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Các KCN đã lấp đầy 65% diện tích?
  • KCX–KCN TPHCM ngày càng khó thu hút đầu tư
  • Quy hoạch cảng biển: Tiền đề của “hội chứng đua tranh”
  • Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải: thừa cảng, thiếu hàng
  • Cụm/khu công nghiệp: Cần giảm sự lệ thuộc vào Nhà nước
  • Xin phép lập KCN chuyên sản xuất sản phẩm phụ trợ
  • Đìu hiu khu kinh tế cửa khẩu: Tiền tỉ phơi nắng
  • KCX Tân Thuận chỉ thu hút công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container