Nay con số NLĐ đã giảm hẳn, chỉ còn …70% ! - Do sự suy giảm kinh tế, các DN đã cho NLĐ nghỉ quá lâu, hoặc do tiền lương chênh lệch tại các DN, nên họ đã đi tìm việc mới hoặc tìm đến DN khác... |
Theo Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng (HEZA), hiện có 9 KCN tập trung, nhưng mới chỉ có… 5 KCN hoạt động! Tính đến hết tháng 6/2010, vẻn vẹn có 23 nghìn người lao động (NLĐ) hoạt động tại các KCN này.
Nguyên nhân
Một số DN lớn tại KCN rất “đói” lao động. Họ đã đăng biển tuyển dụng như Cty TNHH Rorze Robotech, CN Cty TNHH GE Hải Phòng, Cty TNHH Synztec... Nhưng số người đến tuyển dụng vẫn vắng, DN vẫn mỏi mắt chờ tuyển lao động (!) Nguyên nhân: NLĐ chờ đợi quá lâu sau khi phải nghỉ làm hoặc chuyển sang nghề khác để kiếm sống; tiền lương của DN chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ; một phần do các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các DN, buộc DN phải tự đào tạo NLĐ tại chỗ như việc đưa công nhân đi đào tạo nước ngoài...Và, còn rất nhiều công nhân đã ra trường nhưng không được sử dụng đúng tay nghề, vì đào tạo trong trường không theo kịp với công nghệ mới. Bên cạnh đó, một bộ phận NLĐ tại địa phương chưa muốn vào làm việc tại các DN trong KCN. Vì họ cho rằng: quy trình tuyển dụng đầu vào phức tạp, phải thi cử hai vòng... Nhưng một phần, do ý thức, tác phong, lề lối làm việc của NLĐ chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng DN không tuyển dụng được NLĐ.
Một giám đốc tại KCN cho biết: Đa phần NLĐ chưa hiểu hết được ý nghĩa khi vào làm việc tại các DN trong KCN. Tuy thu nhập chưa cao như họ đi lao động tự do ở ngoài, nhưng môi trường làm việc tại đây rất tốt. Các chế độ về BHYT, BHXH, vệ sinh an toàn cho NLĐ tốt, điều kiện làm việc thoáng mát, công việc mang tính ổn định lâu dài.
Theo dự báo của HEZA: những tháng cuối năm 2010, nhu cầu tuyển dụng của các DN tại các KCN dự báo sẽ tăng gấp đôi so với những tháng đầu năm, do các DN dần đi vào ổn định về sản xuất kinh doanh.
Đâu là giải pháp “đầu ra” cho DN ?
Lý giải về việc tình trạng cung và cầu không gặp nhau tại các DN trong các KCN, ông Bùi Văn Thụ - Trưởng phòng Quản lý lao động cho biết: “Những DN gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là do DN không có đơn đặt hàng, không có vốn do ảnh hưởng từ phía Cty mẹ...
Thứ hai là do các KCN nằm xa trung tâm thành phố, nên NLĐ gặp nhiều khó khăn về nhà ở, phương tiện...Vì vậy, các DN cần khuyến khích và xã hội hóa về nhà ở, thực hiện chính sách tạo điều kiện huy động tham gia của nhiều thành phần, sự nỗ lực của mỗi NLĐ, hạn chế khắc phục tư tưởng thả nổi cho thị trường tự điều tiết về việc xây dựng và kinh doanh nhà ở.
Phía DN cũng cần có chính sách ưu đãi để thu hút NLĐ hơn nữa. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng NLĐ theo giới tính, tạo điều kiện để NLĐ được làm việc trong một môi trường tốt thuận lợi hơn nữa. Cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Sở LĐ- TBXH, Sở KH-ĐT kết hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến DN nằm ngoài KCN, các vụ đình công... Quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan liên quan khác giải quyết các vấn đề về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường...
Bên cạnh đó, các DN cần phối hợp chặt chẽ với các trung tâm lao động tại các quận - huyện để trực tiếp “đặt hàng”- tức là “đặt” NLĐ. Riêng DN tại các KCN nếu gặp khó khăn, cần có thông báo sớm cho HEZA biết để hướng dẫn các DN thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của DN và của NLĐ” .
(Theo Thành Huế // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com