Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PGS.TS Võ Đại Lược: Đặc khu kinh tế tại Việt Nam - "Bất cập lớn là thể chế"

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thiếu thể chế là một trong những bất cập lớn nhất để Việt Nam có thể đạt được “giấc mơ” thành lập đặc khu kinh tế. VnMedia đã có cuộc trao đổi vấn đề này với PGS.TS Võ Đại Lược, Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam.

Phóng viên: Sau hàng chục năm cố gắng, hiện Việt Nam vẫn không có nổi 1 đặc khu kinh tế theo đúng nghĩa. Các khu kinh tế mở hiện nay của Việt Nam hoạt động không khác biệt lắm với các khu công nghiệp. Lý do nằm ở đâu thưa ông?.

PSG.TS Võ Đại Lược: Tôi đồng ý với cách nhận xét này. Hiện nay, Việt Nam có khoảng

Ảnh minh họa
PGD.TS Võ Đại Lược

15 khu kinh tế mở (hay còn gọi là đặc khu kinh tế, khu kinh tế đặc biệt, khu thương mại tự do...) nhưng đến giờ này các khu kinh tế này thực chất hoạt động chỉ như các khu công nghiệp mà thôi, chưa có tính chất là đặc khu kinh tế giống như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Lý do vì sao lại vậy, rất nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể có đặc khu kinh tế nhưng bất cập lớn nhất đáng nói là do thể chế .

PV: Ông có thể nêu cụ thể hơn và có những so sánh với đặc khu kinh tế khác của Trung Quốc?

- Chính phủ Trung Quốc cho phép các đặc khu kinh tế có thể chế ưu tiên khác với thể chế trong nước, theo mô hình hướng ngoại, tới mức “một quốc gia trong một quốc gia”, để có thể thu hút được vốn, kỹ thuật, phương pháp quản lý của nước ngoài.

Ở VN chỉ có một vài ưu đãi dành cho khu kinh tế mở. Trong khi đó, đặc khu kinh tế ở Trung Quốc đi theo mô hình của Hồng Kông. Tức là thể chế có tính vượt trội rất rõ rệt so với thể chế nội địa. Ngoài những ưu đãi, còn có các thể chế như: thể chế hành chính, thể chế kinh tế... rất hiện đại không kém gì Hồng Kông.

Ví dụ như, tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến, chỉ có 3 cấp quản lý về hành chính ( gồm các cục phát triển kinh tế, vận tải và nông nghiệp..), trong khi đó ở mỗi tỉnh của Trung Quốc phải có tới 50 đến 60 cơ quan hành chính (gồm sở, ban, ngành) quản lý. Như vậy, tính riêng về mặt hành chính, đã giảm hẳn các đầu mối và quản lý của Nhà nước can thiệp ở mức thấp nhất.

Tại Thâm Quyến gần như không có quốc doanh mà chủ yếu là tư nhân và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Như vậy thấy rất rõ sự khác biệt về thể chế.

Trong khi đó ở Việt Nam, không thấy rõ điều này. Các khu kinh tế chỉ có Ban quản lý khu kinh tế chứ không có hẳn một cấp chính quyền quản lý khu đó. Một vấn đề nữa là, tính thực quản của khu kinh tế rất thấp và nó được quản lý bởi UBND tỉnh chứ không có một cấp hành chính độc lập. Đó là chưa nói đến không có các nhà đầu tư có tính chiến lược trong các khu công nghiệp phần lớn chỉ là doanh nghiệp nội địa.

Có thể đưa ra một vài trường hợp như, tại khu kinh tế mở Chu  Lai, doanh nghiệp lớn và quan trọng nhất của khu này là Ô tô Trường Hải, còn nhà đầu tư nước ngoài chỉ có một vài xí nghiệp không đáng kể. Còn tại khu kinh tế  Dung Quất,  chủ yếu là Nhà máy lọc dầu Dung Quất (của Nhà nước).

Như vậy theo tôi, vấn đề chính mà VN chưa trở thành một đặc khu kinh tế như Trung Quốc là vì chưa có thể chế cụ thể (mà cơ bản chỉ có ưu đãi) và chưa có nhà đầu tư chiến lược lâu dài.

Ảnh minh họa
Khu kinh tế Dung Quất còn đang phấn đấu để trở thành đặc khu kinh tế theo đúng nghĩa

PV: Khu kinh tế mở của Việt Nam hiện cần những giải pháp như thế nào để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, thưa ông ?

- Theo tôi các khu kinh tế muốn thành công thì các nhà hoạch định thể chế cần dựa trên các đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài mà họ tham gia vào khu đó. Muốn thành lập ra một đặc khu kinh tế thì trước hết phải xem nhà đầu tư muốn và có thể sinh sống làm ăn, phát triển, kiếm tiền được bằng một thể chế như thế nào.

Nói chung thể chế đó phải rất tự do. Nó phải là thị trường là chính và Nhà nước hầu như kiểm tra, điều tiết ở mức rất thấp. Khu kinh tế mở, khác biệt ở chỗ là  hiện đại hơn, quốc tế hơn và thể chế không chỉ có kinh tế mà cả về hành chính .

Nói chung muốn có đặc khu kinh tế phải dựa trên nhà đầu tư muốn thể chế như thế nào, ý kiện của họ thế nào để xem xét, xác định. Như vậy mới là hợp lý. Còn hiện ở VN, thể chế đó là Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương ra những quy chế cho các khu kinh tế mở, có khác tí chút nhưng rút lại thì vẫn là một thể chế không có tính hiện đại, không có tính quốc tế. Chẳng khác gì mấy so với các khu công nghiệp khác.

PV: Nhìn rõ thấy những bất cập này, vậy các chuyên gia nghiên cứu về phát triển các khu kinh tế mở, trong đó có ông có đề xuất, góp ý cho Chính phủ ?.

- Các chuyên gia đã có đề xuất với chính phủ. Tôi cũng đã đề xuất gửi các cơ quan chức năng rồi, họ không phản đối, nhưng thực hiện nó cũng không thể ngày một ngày hai được.

Cảm ơn ông!

(Theo Khổng Nhung // VnMedia)

  • Xây dựng khu liên hợp sản xuất nông nghiệp khép kín quy mô lớn
  • Lấn biển làm khu công nghiệp
  • Nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư vào KCN Hòa Phú
  • Phê duyệt quy hoạch chung KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến năm 2025
  • Hơn 13 tỉ đồng tiền bồi thường được chi trả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Năm 2015: Vũng Áng cần 35.000 lao động
  • Bổ sung 3 khu công nghiệp mới tại Vĩnh Long
  • Khởi công Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ nhân tạo Vina Eco Board
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container