Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2015: Vũng Áng cần 35.000 lao động

Sau 4 năm đi vào hoạt động, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng đã thu hút 39 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào đây với số vốn đăng ký trên 190.000 tỷ VNĐ.
 
Dự  kiến đến 2015, KKT Vũng Áng cần 35.000 lao động (75% lao động có trình độ kỹ thuật trở lên) và đến năm 2020 sẽ cần 70.000 người... Trong khi đó, các cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh Hà Tĩnh mới đáp ứng khoảng 53% nhu cầu đào tạo. Việc đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, mức dầu tư lớn như luyện cán thép, cơ khí chế tạo, thủy lực còn nhiều hạn chế.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành TƯ, các trường ĐH-CĐ dạy nghề và các doanh nghiệp các nhà đầu tư trong và ngoài nước mơi đây do Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì đã thông báo kế hoạch, năng lực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KKT Vũng Áng cũng như nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho các dự án trong KKT. Nhiều tham luận đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; tăng cường công tác liên doanh, liên kết đào tạo, tuyển dụng giữa Hà Tĩnh với các trường ĐH- CĐ trong cả nước để tổ chức tuyển sinh đào tạo các ngành nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các ngành nghề ky thuật cao mà các cơ sở đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng được. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đề nghị các doanh nghiệp cần sớm công bố mức lương hấp dẫn để thu hút lao động, có chính sách hỗ trợ xây nhà, thuê nhà ở cho công nhân; trích kinh phí đầu tư hỗ trợ cho công tác đào tạo,; ưu tiên công tác đào tạo và tuyển dụng con em người Hà Tĩnh. Cần có chính sách đặc thù, thí điểm ưu tiên đào tạo nghề cho con em Hà Tĩnh tình nguyện sau khi tốt nghiệp phục vụ KKT Vũng Áng; ưu tiên đầu tư bệnh viện, trường học, nhà trẻ, và các dịch vụ công cộng tại KKT Vũng Áng; tăng nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn Hà Tĩnh.

Hội nghị này đã thông qua tuyên bố về đảm bảo công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu KKT Vũng Áng và ký 14 hợp đồng thỏa thuận, văn bản ghi nhớ giũa Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng, các cơ sở đào tạo và DN.

Phó  Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: thành lập hai tổ công tác chuyên đề, tổ đào tạo nhân lực gồm đại diện các bộ: GD-ĐT, LĐTB-XH, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND tỉnh Hà Tĩnh, do lanh đạo Bộ GD-ĐT làm tổ trưởng. Tổ quy hoạch đô thị và xây dựng nhà ơ cho công nhân, gồm đại diện các bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND tỉnh Hà Tĩnh, o lãnh đạo bộ Xây dựng làm tổ trưởng.

Hai tổ công tác trên có trách nhiệm xây dựng kế  hoạch để đảm bảo cho các hoạt động sau đây được thực hiện: Đến hết tháng 12-2010, tất cả các DN trong KKT Vũng Áng cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về nhu cầu nhân lực, các chế độ chính sách đối với người lao động để tuyển dụng, đặt hàng đào tạo; bảo đảm tất cả sinh viên người Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận đang học trong các cơ sở đào tạo tiếp cận được thông tin về nhu cầu nhân lực cho các DN. Tổ công tác duy trì công tác giao ban qua mạng hàng tháng và sơ kết hoạt động trước ngày 15/12/2010.

Bộ  GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH và UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức rà soát, thống nhất danh mục các cơ sở đào tạo cần nâng cấp và đàu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Các trường đạo học có trách nhiệm phối hợp và  hỗ trợ Đại Học Hà Tĩnh để thực hiện việc đào tạo nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các DN trong KKT Vũng Áng và tỉnh Hà Tĩnh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ xây dựng có  kế hoạch đến năm 2012 đảm bảo có ít nhất 6.000 chỗ ở cho cán bộ, công nhân; phối hợp với các DN để cụ thể hóa chương trình xây dựng nhà ở, quy hoạch khu đô thị gắn với KKT Vũng Áng.

Hà  Tĩnh thành lập ban chỉ đạo bảo đảm nhâ  lực, nghiên cứu bổ sung chức năng cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư của KKT Vũng Áng, xây dựng quy hoạch về giao thông, trường học, y tế, và các cơ sở hạ tầng xã hội khác; có trách nhiệm vận động xây dựng quỹ nhà ở, quỹ hỗ trợ đào tạo cho KKT Vũng Áng.

Nhiều  ý kiến đề nghị Chính phủ cho phép vận dụng tối đa các chính sách đã có về đáo tạo nhân lực và xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp để áp dụng cho KKT Vũng Áng. Cho phép thực hiện thí điểm một số chính sách mới, đặc thù áp dụng cho KKT Vũng Áng. Bố trí đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề tại KKT Vũng Áng đẫ được phê duyệt với tổng vốn 514 tỷ đồng (giai đoạn 1 từ 2010-2012, là 146,6 tỷ đồng).

Năm 2011, đề nghị tăng kinh phí từ đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và từ chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao năng lực dạy nghề (trong đó xây dựng mới 4 trung tâm dạy nghề cấp huyện và nâng cao năng lực dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề.) Quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư để xây dựng trường Đại Học Hà Tĩnh.

(Theo Dương Thanh Tùng // Báo đầu tư)

  • Bổ sung 3 khu công nghiệp mới tại Vĩnh Long
  • Khởi công Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ nhân tạo Vina Eco Board
  • KLH gang thép Hòa Phát phấn đấu đạt 90% công suất vào cuối năm 2010
  • TPHCM: Vốn nội vào KCN gấp đôi vốn ngoại
  • Khu vực Cái Mép - Thị Vải : Sẽ trở thành khu cảng trọng điểm
  • Tạo hành lang pháp lý cho khu CNTT tập trung
  • 3 KCN tỉnh Vĩnh Long được bổ sung vào quy hoạch
  • “Đại công trường” Vũng Áng trong cuộc trở mình lịch sử (Bài 5)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container