Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau 20 năm phát triển KCN, KCX, KKT: Vẫn chưa tạo được những dấu ấn mạnh mẽ

Dù các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu kinh tế (KKT) ngày càng chứng tỏ được vai trò đầu tầu trong phát triển kinh tế, công nghiệp, là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa tạo được dấu ấn mạnh mẽ thật sự - đó là nhận xét của khá nhiều đại biểu tham dự hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX, KKT) do Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức hôm qua 23-11.
 
Hứa hẹn những điểm sáng phát triển kinh tế


Hiện nay, cả nước đã có 253 KCN được thành lập, tính đến tháng 9-2010 các KCN cả nước đã thu hút được 3.840 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí gần 52 tỉ USD. Đối với các KKT, dù mới chỉ đang trong giai đoạn hình thành, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng bước đầu cũng đã có những đóng góp vào nền kinh tế của đất nước. Chẳng hạn các dự án lớn trong KKT ven biển như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn; khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương; các nhà máy nhiệt điện tại KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Định An hứa hẹn sẽ là những điểm sáng phát triển kinh tế trong tương lai.

Cái được nhất của các KKT có lẽ nằm ở việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động với gần 1,5 triệu lao động và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp từ 20-25 tỷ USD... Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông, với giá trị sản xuất công nghiệp của các nhà máy trong các KCN chiếm tỷ trọng 30% trong tổng giá trị sản xuất của cả nước, kim ngạch xuất khẩu cũng chiếm tỷ trọng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động..., có thể nói, mô hình KCN, KCX đã ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam luôn có xu hướng lựa chọn các KCN, KCX để làm địa điểm dừng chân cũng đã thêm một lần nữa khẳng định tính ưu việt của mô hình này.
 
Hiệu quả chưa cao là do cơ chế?

Có nhiều lý do do khiến các KCN, KCX phát triển chậm lại, chẳng hạn chính sách thu hút không còn hấp dẫn như trước, các nhà đầu tư không còn được hưởng các chính sách ưu đãi như trước, đơn giá đền bù giải toả đất đai tăng cao, chất lượng nguồn nhân lực còn kém, hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn rất trầm trọng, thu hút đầu tư còn thiếu sự chọn lọc, thiếu nhà ở cho công nhân...

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, để tháo gỡ những vướng mắc cho các KCN, KCX, KKT, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Nghị định đã quy định khá đầy đủ về công tác quản lý Nhà nước, quy hoạch đất đai, môi trường, lao động... tuy nhiên, quá trình triển khai cơ chế, chính sách phát triển KCN, KCX, KKT vẫn còn chậm, chưa đồng bộ, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý lao động, và phát triển KCN, KKT. Chẳng hạn, lĩnh vực bảo vệ môi trường, một số BQL KCN cho rằng BQL đã được uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư vào KCN nhưng chưa được uỷ quyền xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, chính vì vậy vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX, KKT chưa thể giải quyết... Cũng có một số ý kiến cho rằng, quá trình giám sát  việc chấp hành các quy định liên quan đến quy hoạch và thành lập các KCN, KCX vẫn chưa tốt; đặc biệt vẫn còn khá nhiều KCN, KCX treo lấn vào đất nông nghiệp dẫn đến sự lãng phí đất đai không đáng có.  Muốn phát triển KCN, KCX thành công, thì ngoài việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư thuận lợi, cần phải quan tâm phát triển bền vững các KCN, KCX, ở cả vấn đề bảo vệ môi trường, nhà ở, môi trường sống cho người lao động...

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Tháo gỡ vướng mắc cho các khu công nghiệp phát triển
  • Hơn 14.000 tỉ đồng bồi thường cho khu Đô thị mới Thủ Thiêm
  • Quy hoạch khu CNTT, cần một nhạc trưởng
  • Khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp
  • Phát triển các khu công nghiệp ở Quảng Ninh
  • Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long
  • Khu kinh tế Dung Quất được phê duyệt là thành phố công nghiệp mở
  • Cần sớm khắc phục những bất cập trong phát triển khu công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container