Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, cụm CN-TTCN: Tìm vốn ở đâu?

Cụm CN-TTCN Hắc Dịch 1 đã đầu tư 5,5 tỷ đồng cho hệ thống xử lý nước thải. Trong ảnh: Sản xuất tại cụm công nghiệp Hắc Dịch 1.

Vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm CN-TTCN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Do vậy, việc tìm nguồn vốn này đối với nhiều doanh nghiệp là không dễ.

VỐN CHÔN RẤT LỚN

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 12 KCN và 46 cụm CN-TTCN. Trong số này chỉ duy nhất KCN Mỹ Xuân A2 có nhà máy xử lý nước thải tập trung tạm, công suất 1.500 m3/ ngày đêm. KCN Mỹ Xuân A đang tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. 2 KCN Phú Mỹ I và Đông Xuyên đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ. Đây là 2 KCN xây dựng hạ tầng bằng vốn ngân sách nhà nước, số còn lại do các doanh nghiệp tư đầu tư. Trong các cụm CN-TTCN cũng chỉ có cụm Hắc Dịch 1 đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các cụm khác chưa đầu tư hạ tầng nên chưa tính toán đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Trong những buổi họp giao ban cụm CN-TTCN, nhiều doanh nghiệp băn khoăn về vấn đề vốn đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải và đề nghị sự giúp đỡ của nhà nước, vì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện với công nghệ cao, lượng vốn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng vốn đầu tư hạ tầng. Chẳng hạn như cụm CN-TTCN Hắc Dịch 1 đang đầu tư hệ thống nước thải, tính sơ bộ lên tới 5,5 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư hạ tầng.

Chủ trương của tỉnh là khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư nhà máy xử lý nước thải, và có nhà máy xử lý nước thải thì KCN, cụm CN-TTCN mới được hoạt động. Thế nhưng, điều các doanh nghiệp băn khoăn là, nếu phải đầu tư thêm một lượng vốn lớn như vậy, giá cho thuê đất đối với các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tăng lên, ít nhất là 20%, như vậy, tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư sẽ giảm đi. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, liệu rằng có thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp nếu giá thuê “đất sạch” quá cao?

CẦN MỘT CƠ CHẾ LINH HOẠT VỀ VỐN


Cũng do tình hình tài chính của phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn, nên việc tự bố trí vốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải là không dễ dàng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp mong được tỉnh hỗ trợ vốn, hoặc cho doanh nghiệp vay để đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp như hiện nay, việc nhà nước đầu tư, hoặc cho doanh nghiệp vay vốn là khó có thể trông đợi.

Vừa qua, chuyên viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến làm việc với các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc triển khai dự án đầu tư xử lý nước thải từ các nhà máy thuộc KCN, cụm CN-TTCN, làng nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Dự án này đã được Ngân hàng Thế giới đồng ý cho vay theo hình thức ODA. Nếu tranh thủ được nguồn vốn này, doanh nghiệp sẽ gỡ được khó khăn lớn trong công tác đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã lên danh sách sơ bộ 17 KCN, cụm CN-TTCN, làng nghề để cung cấp cho đơn vị tư vấn khảo sát. Thế nhưng, việc triển khai được dự án này đã thấy trước nhiều yếu tố khó khăn. Thứ nhất, do thủ tục phức tạp nên các dự án đầu tư theo hình thức ODA thường kéo dài. Có thể dẫn ví dụ thực tế là trường hợp nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Phú Mỹ I trước đây kéo dài hơn 10 năm mà chưa giải ngân được. Thời gian kéo dài quá lâu, trong khi việc xây dựng nhà máy đã quá hạn định, nên chủ đầu tư là Công ty Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ I (IZICO) phải xin hủy bỏ việc vay vốn theo hình thức ODA và đề nghị tỉnh đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.

Thứ hai, hầu hết chủ đầu tư các KCN, cụm CN-TTCN đều là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên việc vay vốn theo hình thức ODA cũng khó khả thi. Từ trước đến nay, các dự án vay vốn ODA đều dành cho khu vực kinh tế nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay thì phải có tín chấp của Chính phủ.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các khu, cụm công nghiệp tập trung đang là vấn đề cấp thiết đối với các tỉnh công nghiệp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, đã xảy ra tại nhiều địa phương. Mong rằng Chính phủ và tỉnh sẽ có nhiều cơ chế linh động để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, giảm bớt gánh nặng đầu tư trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

( Theo báo Bà Rịa Vũng Tàu)

  • Khu công nghiệp đang “kích” khu đô thị phát triển
  • KKT cửa khẩu Nam Giang: Cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • 300 triệu USD vốn đầu tư vào VSIP Bắc Ninh
  • Hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN
  • Hỗ trợ đầu tư khu kinh tế cửa khẩu
  • Ưu đãi ở khu kinh tế cửa khẩu
  • Thành lập Khu công nghiệp Nhơn Hòa (Bình Định)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container