Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ăn đong điện

Công trình thủy điện Sơn La
Trong khi áp lực thiếu điện ngày càng lớn bởi điều kiện thời tiết khô hạn thì các dự án điện vẫn theo tốc độ rùa bò.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức kêu gọi các doanh nghiệp chia sẻ sự khó khăn trong việc cung cấp điện bằng việc sử dụng các máy phát điện tự có. Với thực tế thời tiết khô hạn bất thường như hiện nay, lời kêu gọi trên chắc chắn sẽ không còn dừng ở chỗ chờ các doanh nghiệp tự nguyện.

Dồn dập thiếu

Lần tiết giảm điện này không phải là câu chuyện thiếu công suất mà là thiếu điện năng do thiên tai khô hạn chưa từng có trong lịch sử. Từ năm 2009 đến nay, lượng nước về các hồ thuỷ điện rất ít nên các nhà máy thủy điện đang không đủ nước sản xuất đầy tải cả ngày, một số nhà máy mới tích nước từ năm 2009 đến nay mới qua mực nước chết, chưa đủ chạy nghiệm thu 72 giờ (như Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Nhà máy thủy điện Bản Vẽ). Chính vì vậy, cân đối cung - cầu điện trong tháng 4 và các tháng còn lại của mùa khô sẽ có nhiều khó khăn. Trong trường hợp xấu nhất, tính chung cả tháng hệ thống điện có thể mất cân đối từ 2 - 5% sản lượng.

Ông Đặng Hoàng An - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực (EVN) cho hay, từ tháng 4 đến hết tháng 6, hệ thống thiếu tổng cộng 600 triệu kWh. Vì vậy, trong tháng 4, cần khống chế mức tiêu thụ điện cả nước dưới 270 triệu kWh, tháng 5 là dưới 275 triệu kWh và tháng 6 không quá 285 triệu kWh. Cũng bởi khả năng El Nino sẽ tiếp tục hoạt động đến tháng 5/2010, nên sản lượng của 20 nhà máy thủy điện lớn trong hệ thống (tổng công suất 6.200MW) đã được EVN quyết định khống chế không quá 50 triệu kWh/ngày, tương đương với vận hành đầy tải 8h/ngày, thấp hơn nhiều so với năng lực và thấp hơn nhiều so với các năm trước đây. Nhà máy TĐ Tuyên Quang (342 MW) sản lượng không quá 400.000 kWh/ngày, sông Ba Hạ (220 MW) sản lượng khoảng 270.000 kWh/ngày… EVN hiện đã đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ cho phép lập phương án điều hành hệ thống nếu phụ tải tăng quá mức thì phải sa thải, cắt điện để không bị sập hệ thống. Như vậy, câu chuyện cắt điện luân phiên chỉ còn là thời gian.

Đủng đỉnh xây

Theo EVN, trong tháng 4, cần khống chế mức tiêu thụ điện cả nước dưới 270 triệu kWh, tháng 5 là dưới 275 triệu kWh và tháng 6 không quá 285 triệu kWh.

Chuyện thiếu điện hiện nay cũng có nguyên nhân từ việc chậm tiến độ của nhiều công trình điện hiện đang thi công. Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương cũng cho thấy, trong số 35 dự án nguồn điện đang thi công, chỉ có 5 dự án đang bám sát tiến độ là thủy điện Serepok 3, Serepok 4, Sông Tranh 2, Khe Bố và nhiệt điện Uông Bí mở rộng. Các dự án còn lại đều chậm từ 2 - 6 tháng là bình thường.

Nếu không tính 350 MW bị chậm của năm 2009 chuyển sang, thì các nguồn điện mới dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2010 này chỉ đạt 2.612 MW, thấp hơn 723 MW so với con số 3.335 MW mà Chính phủ đã kết luận phải đưa vào hoạt động trong năm 2010 vào tháng 12/2009 trước đó. Đáng chú ý là các dự án điện có kế hoạch đưa vào vận hành cho các tháng mùa khô đầu năm 2010 đều bị chậm nên việc cấp điện của hiện tại càng phải đối mặt với khó khăn. Tuy vậy, với những động thái mới đây từ các dự án điện theo hình thức Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) như Mông Dương 2, Hải Dương do các nhà đầu tư nước ngoài phát triển dự án đã hoàn tất đàm phán các hợp đồng có liên quan nên có thể hy vọng sẽ đẩy nhanh được tiến độ các dự án này.

Cho tới thời điểm hiện nay, có 11 dự án điện theo hình thức BOT đang được các nhà đầu tư đàm phán các hợp đồng liên quan trước khi bắt tay vào triển khai dự án. Đáng chú ý trong đó là có 2 dự án là Nghi Sơn 2 (1.200 MW) và Ô Môn 2 (750 MW) sẽ được đấu thầu chọn chủ đầu tư xây dựng thay cho việc chỉ định như hiện nay.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nguồn điện và không làm nóng thêm những khó khăn trong cung cấp điện những năm tiếp theo, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ đôn đốc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các chủ đầu tư lớn như EVN, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than – Khoáng sản và các nhà đầu tư khác sớm thu xếp đủ vốn để triển khai các dự án được giao, nhằm tránh tình trạng ăn đong điện.

(Theo Xuân Diệu // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Thủy điện Sơn La trước ngày tích nước lòng hồ
  • Dầu khí đã đi bằng hai chân
  • Nga và Mông Cổ sắp thành lập liên doanh uranium
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước - Mường Lay – thị xã dưới lòng hồ
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước -Ngổn ngang tái định cư
  • Thuỷ điện Sơn La trước ngày tích nước - Kịch bản nước dâng
  • Nỗ lực hạn chế thiếu điện mùa khô
  • Xuất bến kho nổi chứa dầu lớn nhất Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container