Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất bến kho nổi chứa dầu lớn nhất Việt Nam

 FSO5 là sản phẩm trọng điểm quốc gia phục vụ ngành dầu khí, hiện đại như một nhà máy sơ chế dầu trên biển.

Kho nổi FSO5 có tải trọng lớn lên tới 150 ngàn tấn - Ảnh: Chinhphu.vn

Kho nổi FSO5, đóng tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và các Nhà máy đóng tàu của Vinashin, được cơ quan đăng kiểm ABS-Mỹ chứng nhận về chất lượng, đã  thực hiện bàn giao ngày 26/4 tại Hải Phòng.

Với trọng tải toàn phần 150 ngàn tấn, dài hơn 258 m, có chỗ đỗ máy bay trực thăng, đây cũng là kho nổi đầu tiên được đóng mới thành công ở Việt Nam, sẽ phục vụ cho các mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng trên thềm lục địa, cách bờ khoảng 200 dặm.

Ngày 27/4,  FSO5 sẽ bắt đầu được lai dắt vào vị trí  neo đậu tại mỏ Bạch Hổ.

Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu Nguyễn Tùng Lâm cho  biết FSO5 là sản phẩm trọng điểm quốc gia phục vụ dầu khí, do đó Tổng công ty đã huy động tối đa nguồn lực tài chính và con người thực hiện dự án.

Còn theo ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC), chủ đầu tư FSO5, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, dự án đã bị chậm tiến độ, nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các cơ quan liên quan, đến hôm nay dự án về cơ bản đã hoàn thành.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, còn rất nhiều việc như lai kéo ra mỏ, đấu nối, vận hành chạy thử… phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Kho nổi chứa dầu là một loại tàu không tự hành, với hình dáng gần giống một con tàu chở dầu thô khổng lồ. Điểm khác biệt lớn nhất là nó không có hệ thống máy động lực và trên mũi tàu là một tháp neo giữ cho kho nổi định vị tại chỗ bằng hệ thống neo bám vào đáy biển.

Hệ thống cáp neo đảm bảo FSO5 hoạt động ổn định trong điều kiện gió cấp 17, với tuổi thọ 100 năm.

FSO5 còn được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm và vật dụng cần thiết để các thuyền viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng dầu cũng như kiểm định nước thải ra biển.

FSO5 đóng vai trò như một nhà máy sơ chế dầu trên biển. Dầu thô sau khi tách khỏi khí tự nhiên tại các dàn khoan cố định ngoài khơi chạy qua đường ống dẫn tới kho nổi và được loại bỏ tạp chất cơ học, được hâm nóng và chảy vào các két xử lý.

Tại đây, nước được tách ra khỏi dầu và thải ra, sau đó dầu thô được xuất cho các tàu chở dầu và tàu dịch vụ.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ )

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Đào - bán và nhập - dự trữ
  • Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu than ròng
  • Tập trung đầu tư phát triển năng lượng tái tạo
  • Cổ đông BP phản đối dự án khai thác dầu cát
  • Ukraine chấp nhận đề xuất của Nga để được giảm giá khí đốt
  • Trung Quốc tăng giá nhiên liệu
  • Ukraine tăng phí trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu
  • Phát triển năng lượng mới: Manh mún, tự phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container