Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đào - bán và nhập - dự trữ

Theo tính toán của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), từ năm 2012, nước ta phải nhập khẩu than. Cụ thể, năm 2015 phải nhập 34 triệu tấn, năm 2020 con số này vào khoảng 114 triệu tấn và năm 2025, lên đến 228 triệu tấn.

Riêng nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2012 là 32,5 triệu tấn - thiếu 7,9 triệu tấn và đến năm 2015 tăng lên gần 44 triệu tấn - thiếu 11,4 triệu tấn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhập khẩu than từ đâu? Câu trả lời là không dễ. Trước đây, đã có một số doanh nghiệp lặn lội xứ người tìm cơ hội nhưng đều thừa nhận khó khăn trong việc mua số lượng lớn và dài hạn.

Cách đây ít ngày, thông tin từ "chuyến tìm hiểu cơ hội nhập khẩu than với khối lượng lớn, dài hạn từ Australia" ít nhiều khiến nhiều người... nhẹ nhõm. Theo đó, khi làm việc với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nước này, Bộ Công thương đặt vấn đề nhập khẩu khối lượng lên tới cả trăm triệu tấn một năm, thời gian dài. Hàng loạt doanh nghiệp có thể sẽ phải nhập khẩu là các Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Tân Tạo... Nhưng bao giờ có chuyến than đầu tiên, với khối lượng lớn được nhập khẩu về thì còn phải... chờ và chắc chắn tốn nhiều thời giờ thương thảo.

Nhưng thật bất ngờ, theo đánh giá của ngân hàng CitiBank (Mỹ), Việt Nam lại là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm hơn 90% lượng bán ra toàn cầu, trong đó TKV đóng góp "công sức" lớn bởi chiếm 90% sản lượng (năm 2008).

Tại sao nhìn nhận thấy rõ nguy cơ thiếu hụt than trầm trọng, ta vẫn "hào hứng" với quy trình đào - bán than ồ ạt? Dường như TKV, như nhiều doanh nghiệp trong nước, chỉ mải chạy theo cái lợi trước mắt mà quên phắt cái hại...cũng ngay trước mắt. Chiến lược “bóc ngắn cắn dài” này giờ muốn dừng lại có lẽ đã quá muộn.

Không có tài nguyên nào là vô tận. Trong khi nhiều nước lại nhập khẩu tài nguyên về để dự trữ cho thế hệ tương lai sử dụng hoặc đề phòng lúc khủng hoảng thì ta làm ngược lại. Điều rất chua xót là ta mới chỉ có trình độ "xuất thô" (sản phẩm thô, chưa qua chế biến), thu lợi rất thấp.

(Theo Bắc Hà  // Hanoimoi Onlie)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu than ròng
  • Tập trung đầu tư phát triển năng lượng tái tạo
  • Cổ đông BP phản đối dự án khai thác dầu cát
  • Ukraine chấp nhận đề xuất của Nga để được giảm giá khí đốt
  • Trung Quốc tăng giá nhiên liệu
  • Ukraine tăng phí trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu
  • Phát triển năng lượng mới: Manh mún, tự phát
  • “Tồn tại kỹ thuật” tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: 7 lớn, 250 nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container