Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ sử dụng thiết bị nội

Kết quả nghiên cứu Dự án khoa học công nghệ "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo trong nuớc thiết bị nhà máy nhiệt điện chạy than công suất tổ máy đến 600MW" sẽ được chuyển đổi địa chỉ áp dụng từ Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 3 sang Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (2x600 MW), tỉnh Nghệ An.

Công trường xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng - Ảnh CAND

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Liên danh Tổ hợp nhà thầu EPC do Tập đoàn DOOSAN làm điều phối chính cùng với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Viện Ngiên cứu Cơ khí (NARIME) và các doanh nghiệp chế tạo trong nước thiết kế, chế tạo thiết bị cho cả hai tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1.

Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chủ trì chỉ đạo chủ Dự án khoa học công nghệ, điều chỉnh và hoàn thiện đề cương Dự án khoa học phù hợp với việc chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 600MW và áp dụng thành công cho dự án Nhà máy Quỳnh Lập 1, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án khoa học công nghệ nêu trên được hưởng cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2009 đến năm 2015.

Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù khác để có đủ điều kiện triển khai Dự án khoa học nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Được biết, nội dung của Dự án khoa học công nghệ "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị nhà máy nhiệt điện chạy than công suất tổ máy đến 600MW" góp phần nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm cơ khí trong nước, giúp Việt Nam dần làm chủ công nghệ, thiết kế thiết bị cho các nhà máy kỹ thuật cao nói chung và cũng là một biện pháp giảm nhập siêu.

Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam phần nhiều đều phải nhập thiết bị của nước ngoài. Một số nhà máy đã sử dụng thiết bị trong nước như Nhà máy điện Na Dương, Phú Mỹ 3&4, Cà Mau…

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ // Công văn số 1668/VPCP-KTN)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Quy hoạch nhà máy nhiệt điện Phú Quốc
  • Giá than tăng và dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp than, điện
  • OPEC sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu mỏ
  • Sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào 2014
  • BP mua lại quyền khai thác dầu ngoài khơi Brazil
  • Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá than toàn cầu tăng lên
  • Giá than bán cho sản xuất điện tăng 28% - 47%
  • Trung Quốc sẽ mua đại gia năng lượng của Argentina?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container