Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam - tiềm năng còn bỏ ngỏ

Vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội sẽ có Hội thảo năng lượng tái tạo 2009

Trên thế giới, nguồn dầu mỏ và than đá đang cạn kiệt dần và những phát thải từ việc sử dụng chúng đang gây tai hoạ cho con người ngày càng nghiêm trọng. Nhiều nước trên thế giới đang tính đến các bài toán khắc phục hậu quả này, trong đó có một giải pháp khá quan trọng là sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Với điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Thậm chí, theo đánh giá của ông Roman Ritter, một chuyên gia về năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể đảm bảo 100% điện từ năng lượng tái tạo.

Theo đó, về bức xạ mặt trời, Việt Nam có đến 2000 đến 2500 giờ nắng/ năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/ năm. Đó là một nguồn năng lượng khá dồi dào mà không phải ở đâu cũng có được. Về gió, khu vực miền Trung, hải đảo có tốc độ gió trung bình 4m/s ở độ cao 12m có thể lắp đặt các tuabin gió. Về điện địa nhiệt có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ từ 30 – 1050 oC ở Tây Bắc và Trung bộ. Người ta dự tính đến năm 2025 sẽ sản xuất ra được 200 – 400 MW điện.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới giàu tiềm năng thuỷ điện nhất. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và nhỏ. Tuy vậy còn rất nhiều điểm có thể xây dựng thuỷ điện nhỏ.

Cho đến nay trên thế giới đã có 43 quốc gia có chương trình phát triển năng lượng tái tạo. Ở Việt Nam ngày 2/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 130/2007/QĐ – TTg quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo quyết định này, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đến được quyền đầu tư vốn, công nghệ để xây dựng dự án CDM tại Việt Nam và được hưởng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, tín dụng đầu tư của nhà nước; trong đó đáng chú ý về thuế thu nhập doanh nghiệp, dự án CDM được áp dụng như dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất như dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; sản phẩm CDM được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt  Nam.

Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Huấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DN ĐTNN): “Mặc dù tình hình kinh tế ở Việt Nam đang gặp khó khăn nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam, coi Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính trên thế giới đến giờ phút này vẫn đạt mức rất cao. Ngoại trừ một số dự án gặp khó khăn về đầu ra, phải tạm thu hẹp phạm vi hoạt động, các dự án lớn đầu tư có tính lâu dài vẫn đang tích cực đưa vốn vào thực hiện dự án”.
        
“Chúng ta lo lắng về tình hình kinh tế hiện nay, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta không triển khai các dự án cho tương lai, nhất là những dự án liên quan đến sự sống còn của nhân loại” - Tiến sĩ Hoàng Văn Huấn nói thêm.

Chính vì lẽ trên, hôm nay (23/4), tại Hà Nội,  Hiệp hội DN ĐTNN đã công bố việc hợp tác với Công ty KV VENTI – Cộng hòa Séc tổ chức Hội thảo bàn về phát triển nguồn năng lượng sạch ở Việt Nam (Vietnam Re – Energy 2009).

Ông David Jozefy – Đại diện của Công ty KV VENTI cho biết: KV VENTI là nhà phát triển rất thành công những tổ hợp phát điện từ năng lượng gió tại Trung Âu và Đông Âu. Trước đây 2 năm, công ty đã được mời tới Việt Nam nhằm phát triển lĩnh vực này tại đây. Từ đó đến nay, công ty luôn cử người sang làm việc, nghiên cứu tiềm năng cũng như phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió, chính vì lý do đó mà công ty đã mở chi nhánh tại Việt Nam và đang tiến hành thủ tục thành lập Công ty KV VENTI Việt Nam bằng 100% vốn tự có.

“KV VENTI thấy rất rõ nhu cầu cần tìm hiểu thông tin về khả năng tái tạo năng lượng hiện nay, đó là những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước, giúp họ hiểu rõ hơn về luật lệ đang có hiệu lực trong hiện tại và trong tương lai, cũng như cái nhìn khái quát về sự phát triển những nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới” – ông David Jozefy cho biết thêm.

Để đáp ứng nhu cầu trên, Hội nghị về Năng lượng tái tạo sẽ được tổ chức vào ngày 8/5 tại Hà Nội. Hiện đã có 50 đơn vị đăng ký tham gia hội thảo, trong đó các các tập đoàn của Nhật Bản, Canada, Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Mục tiêu của hội thảo là cung cấp những thông tin mới nhất từ thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, để có thể vận dụng cho Việt Nam.

Hiện nay, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn đang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các nguồn năng lượng khác, khung pháp lý quy định cho lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế nhưng trong tương lai đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển.

(Theo Lan Hương - HaNoiMoi)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Trung Quốc xây dựng thêm 20 đập thủy điện
  • Điều kỳ lạ của giá dầu
  • An ninh năng lượng và phát triển bền vững: Bài học từ Hàn Quốc
  • EIA dự kiến giá dầu sẽ lập lại kỷ lục vào 2030.
  • Phụ gia Maz cho nhiên liệu: Tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng
  • Petro Vietnam sẽ khai thác dầu tại Nicaragua
  • Trung Quốc nỗ lực tích trữ dầu mỏ
  • Venezuela khởi động dự án khí đốt 20 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container