Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy hoạch 8 địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030

Phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình là chính sách nhất quán của Việt Nam. Điện hạt nhân được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại, đã được kiểm chứng và theo một chương trình dài hạn để tiến đến hình thành ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam; đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình là chính sách nhất quán của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam bảo đảm quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các nhà máy điện hạt nhân, từng bước tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân.

3 giai đoạn phát triển điện hạt nhân

Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển điện hạt nhân được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đến năm 2015 sẽ hoàn thành phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt địa điểm, tổ chức lựa chọn nhà thầu, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý dự án và các chuyên gia kỹ thuật nòng cốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Trong giai đoạn này sẽ tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy và chuẩn bị năng lực cho các ngành công nghiệp trong nước tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, xây dựng, lắp đặt, quản lý dự án, giám sát và kiểm tra chất lượng nhà máy điện hạt nhân. Hoàn tất việc chuẩn bị địa điểm cho khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện thương mại năm 2020, tổ máy 2 vào vận hành năm 2021. Đồng thời, khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và tiến hành công tác chuẩn bị địa điểm cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.

Đến năm 2030, triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo, đưa điện hạt nhân thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của đất nước. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ được công nghệ thiết kế nhà máy điện hạt nhân và có khả năng tham gia thiết kế cùng với đối tác nước ngoài; các ngành công nghiệp trong nước tham gia vào các công trình nhà máy điện hạt nhân với giá trị hợp đồng chiếm từ 30 - 40% tổng giá trị xây lắp công trình.

Đến 2030 đưa vào vận hành 13 tổ máy điện hạt nhân

Theo định hướng phát triển các nhà máy điện hạt nhân, đến năm 2020, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên với công suất khoảng 1.000 MW sẽ đi vào vận hành. Đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân khoảng 8.000 MW và sẽ tăng lên 15.000 MW vào năm 2030 (chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện).

Để đáp ứng chương trình phát triển các nhà máy điện hạt nhân, định hướng quy hoạch 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy điện hạt nhân.

Danh mục, quy mô công suất và tiến độ các tổ máy điện hạt nhân

STT

Nhà máy

Công suất (MW)

Năm vận hành

1Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 11.0002020
2Điện hạt nhân Phước Dinh tổ máy 21.0002021
3Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 11.0002021
4Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 21.0002022
5Điện hạt nhân Phước Dinh 31.0002023
6Điện hạt nhân Phước Dinh 41.0002024
7Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 31.0002024
8Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 41.0002025
9Điện hạt nhân khu vực miền Trung 1 và 22 x 1.0002026
10Điện hạt nhân khu vực miền Trung 31.300 - 1.5002027
11Điện hạt nhân khu vực miền Trung 41.300 - 1.5002028
12Điện hạt nhân khu vực miền Trung 51.300 - 1.5002029
13Điện hạt nhân khu vực miền Trung 61.300 - 1.5002030
 Tổng công suất15.000 - 16.000 

(Theo Tuấn Khang // Tin Chính phủ // Quyết định 906/QĐ-TTg)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Ukraine "đắc lợi" trong xung đột khí đốt Nga - Belarus?
  • BP có ý muốn “xoa dịu” chính phủ Nga
  • Ukraine bác phương án sáp nhập giữa Naftogaz và Gazprom
  • Nga - Belarus có rơi vào "cuộc chiến" khí đốt?
  • BP bác bỏ cáo buộc vụ tràn dầu
  • Công trình Thủy điện Sơn La: Gấp rút về đích
  • Năng lượng hạt nhân – một lựa chọn cho nhu cầu phát triển
  • Tiềm năng dầu khí của VN ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container