Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Algeri chuộng nông sản Việt Nam

Việt Nam đang nắm giữ 25% thị phần thị trường cà phê tại Algeri.
Tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Algeri là hàng ở trong nước họ không thể tự sản xuất được. Do vậy cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Algeri còn rất lớn.

Algeri là một trong những nước nhập khẩu lớn về thực phẩm ở khu vực châu Phi. Do ngành sản xuất nông nghiệp trong nước và chế biến thực phẩm không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Mỗi năm, 75% lương thực, thực phẩm trong nước này phải nhập từ bên ngoài. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm ngũ cốc, bột mỳ, sữa, sản phẩm sữa, đường, đồ ngọt, cà phê, chè, rau khô, thịt và các loại thực phẩm khác.

Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam của Algeri hàng năm vào khoảng 400 triệu USD, nhưng Việt Nam mới chỉ đáp ứng từ 22- 25%. Năm 2008 mặt hàng nông sản nước này mua từ Việt Nam đã đạt đến gần 89 triệu USD. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Algeri đạt hơn 94 triệu USD, trong đó hàng nông sản chỉ đạt 75,6 triệu USD, do suy thoái kinh tế, sức mua sụt giảm.

Về mặt hàng nhập khẩu, 2 mặt hàng chiếm tỉ trọng kim ngạch lớn là cà phê (51,8%) và gạo (25,2%).

Người dân Algeri rất thích uống cà phê. Mỗi năm, lượng cà phê các loại nhập khẩu vào thị trường này khoảng 300 triệu USD, trong đó chủ yếu là cà phê hạt nguyên liệu, sau đó được rang xay và chế biến theo gu tiêu dùng của người tiêu dùng. Việt Nam đang nắm giữ 25% thị phần trên thị trường cà phê tại Algeri, với kim ngạch xuất khẩu 2009 là gần 49 triệu USD.

Ngoài ra, năm 2009, gạo Việt Nam đang chiếm đến 70% thị phần, đây cũng là năm xuất khẩu gạo kỉ lục của Việt Nam vào thị trường này, đạt 23,8 triệu USD. Mặt hàng hạt tiêu Việt Nam cũng chiếm đến 60% thị phần, đạt gần 1,3 triệu USD. Mỗi năm, Algeri nhập khoảng 3 triệu USD hạt tiêu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân.

Việt Nam cũng đang là nước xuất khẩu đứng hàng thứ 2 vào Algeri về mặt hàng cơm dừa (1,6 triệu USD). Nhu cầu mua chè xanh của họ cũng rất lớn (kim ngạch nhập khẩu là 13 triệu USD/năm) nhưng Trung Quốc lại đang là nước chiếm lĩnh thị trường với 95% thị phần. Mặt hàng chè xanh Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này vì giá cao và chất lượng chưa hợp "gu".

Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất vào thị trường hơn 35 triệu dân này chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thu được còn hạn chế. Dựa vào hoạt động sản xuất của Việt Nam, có thể nói trên thị trường này còn nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, gạo đồ, bánh tráng, bún phở khô, gia vị, hạt tiêu bột....

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeri Nguyễn Văn Mùi cho biết, hoạt động giao thương của các doanh nghiệp trong nước với bên ngoài được họ quy định rất rõ. Các giao dịch thương mại nước ngoài phải thanh toán qua tín dụng chứng từ (L/C). Nhưng thời gian tiến hành thủ tục thanh toán tại ngân hàng hơi lâu, ít nhất phải mất 1,5 tháng, kể từ ngày kí vận đơn.

Theo quy định, Hải quan Algeri sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình 3 chứng từ bắt buộc gồm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng thực phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng. Các giấy tờ này phải do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.

Thông tin ghi trên bao bì hàng hóa, nhãn mác được quy định sử dụng tiếng Arập và bổ sung thêm một ngôn ngữ phụ thứ hai là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tuy nhiên, tiếng Pháp là ngôn ngữ thông dụng của người dân Algeri. Do vậy, để mang lại hiệu quả cao và thuận lợi trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần sử dụng tiếng Pháp để giao dịch với khách mua hàng ở thị trường này.

Trong hoạt động xúc tiến thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tham gia các hội chợ chính tổ chức tại Algeri để vừa kết hợp tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác. Hàng năm, vào đầu tháng 6 tại Algeri có hội chợ quốc tế Alger và triển lãm quốc tế chuyên ngành về nông nghiệp vào tháng 11.

(Theo Vneconomy)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Thị trường đang có lợi cho xuất khẩu nông sản
  • Nông sản lên giá, ai hưởng lợi?
  • Giá nông sản dưới sức ép đầu cơ tài chính
  • Nông dân Gia Lai liêu xiêu vì tiêu chết
  • Sàn giao dịch điều chưa thể hoạt động
  • Tạm trữ nông sản: Vì sao nên nỗi?
  • Ngành rau quả chưa quan tâm công nghệ sau thu hoạch
  • Chênh vênh đầu ra cho nông sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container