Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành rau quả chưa quan tâm công nghệ sau thu hoạch

Ông Nguyễn Văn Kỳ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Hùng

Ngành sản xuất rau quả nước ta vẫn chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên có khi bị thua ngay trên sân nhà. Đó là ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất rau quả tại Hội thảo Hỗ trợ cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành rau quả Việt Nam do Hiệp hội rau quả Việt Nam tổ chức tại TPHCM, ngày 5-8.

Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), hiện ngành rau quả nước ta chỉ biết tập trung sản xuất rồi bán ra thị trường theo mùa vụ mà thiếu một chiến lược phát triển dài hạn, thiếu sự đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước hay xuất khẩu.

Hiện thời gian để vận chuyển trái cây từ nhà vườn đến siêu thị, chợ hay cửa hàng bán lẻ chỉ chưa đến một ngày, nhưng chỉ sau vài ngày những trái cây này không còn tươi, trong khi cùng khoảng thời gian đó trái cây nhập khẩu vẫn còn tươi,giữ được màu sắc nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo đại diện Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, khách hàng châu Âu khi mua trái cây của Việt Nam thường yêu cầu doanh nghiệp phải giao hàng đúng hạn. Cụ thể như, thời gian để trái thanh long Việt Nam đến với người tiêu dùng châu Âu nhiều nhất là khoảng 25 ngày trong khi loại quả này chỉ duy trì chất lượng tốt trong 20 ngày. Theo ông Kỳ, để duy trì được chất lượng tốt cho sản phẩm tươi xuất khẩu phải nhờ vào công nghệ sau thu hoạch.

Một khó khăn mà ông Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển quản trị, Đại học Kinh tế TPHCM nêu ra tại hội nghị là hiện tại sản lượng xuất khẩu rau quả của nước ta còn khá thấp so với các nước trong khu vực nhưng doanh nghiệp lại cạnh tranh bằng cách giảm giá để giành hợp đồng bán hàng. “Nếu tình trạng này còn kéo dài thì các sản phẩm rau quả của nước ta khó có thể tồn tại lâu trên thị trường xuất khẩu. Cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình bằng thực hành sản xuất tốt, thiết kế bao bì cũng bảo quản sau thu hoạch là cách cạnh tranh tốt nhất”, ông Lam nói

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Chênh vênh đầu ra cho nông sản
  • Nông sản Trung Quốc “sống khỏe” trên thị trường Việt
  • Phấn đấu nâng giá trị hàng nông sản xuất khẩu lên 6 tỉ USD
  • Nỗi lo từ nông sản ngoại
  • Tìm giải pháp hỗ trợ nông sản
  • Thương hiệu nông sản - Mới xây đã muốn... sập!
  • Hạt điều Bình Phước: Khi nào hết “vô danh”?
  • Tan hoang vườn tiêu ở vùng trọng điểm Chư Pưh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container