Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông dân Gia Lai liêu xiêu vì tiêu chết

Ông Hoàng Phước Bính ( trái) hướng dẫnngười dân cách phòng trừ sâu bệnh cho tiêu.

Trong khi giá hồ tiêu trên thị trường đang ngày một tăng, trong đó loại tiêu đen lên đến 80.000 đồng/kg, tiêu trắng trên 100.000 đồng/kg, cao nhất trong bốn  năm qua thì hàng trăm nông dân trồng tiêu tại hai huyện Chư Sê và Chư Pưh của  Gia Lai  đang đối mặt với một vụ tiêu trắng tay...

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh đã có hơn 1.000 ha tiêu bị chết, năng suất giảm 40-50%. Chị Nguyễn Thị Tư, thôn Plei Thon, thị trấn Nhơn Hoà (Chư Pưh) buồn rầu cho biết: Như mọi năm chúng tôi hy vọng rất nhiều vào sản lượng và giá tiêu của niên vụ này nhưng thời gian gần đây tiêu bỗng nhiên vàng lá, thối rễ và chết hàng loạt. Năm nào cũng có tiêu chết nhưng chưa năm nào tiêu chết hàng loạt với số lượng nhiều như vậy. Gia đình tôi trồng 1,5 ha nhưng số chết đã gần một nửa, số còn lại thì năng suất giảm khoảng 50%.

Mọi năm, thời gian này các vườn tiêu ở Chư Pưh đều đã đậu quả rất đẹp nhưng năm nay thì vườn tiêu nào cũng có cây bị chết, cây nào có quả thì cũng rất xấu. Anh Vũ Văn Bùi (thôn Tao Kó, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) tâm sự: Với tình hình như hiện nay thì vụ tiêu năm nay của gia đình bị mất trắng, nếu không nói là sẽ lỗ vì đã đầu tư công chăm sóc, nước tưới và phân bón. Mọi năm đến thời điểm này vườn tiêu của gia đình đã ra hoa và đậu quả và là một trong những vườn tiêu đẹp và cho năng suất cao của vùng này nhưng năm nay thì không thấy một hoa nào, cây tiêu ngày càng còi cọc...

Còn theo ông Kpă Long, PTrưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, huyện Chư Pưh chưa năm tại vùng tiêu này có hiện tượng chết nhiều và đồng loạt như năm nay. Phòng đã chỉ đạo cho Trạm Bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của phòng tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để sớm có biệt pháp, trước mắt hướng dẫn người dân tăng cường công tác chăm sóc, bón phân hữu cơ, phân chuồng nhằm tăng cường chất dinh dưỡng và độ ẩm cho cây.... với hy vọng sẽ cứu được một phần nào những cây tiêu chưa nhiễm bệnh.

Tại huyện Chư Sê tình hình cũng không khá hơn. Diện tích tiêu bị chết chủ yếu tập trung tại các xã Ia Glai, Dun, Hbông…Nuối tiếc nhìn vườn tiêu đang chết dần, ông Nguyễn Đình Trang, ở xã Ia LBá buồn bã“Sau niên vụ trước người kinh doanh tiêu và cả nông dân trồng tiêu đều dự đoán giá tiêu năm nay sẽ tăng nên ai ai cũng phấn khởi. Nhưng, lúc giá trên 60.000đồng/kg thì cây tiêu lại bị chết, có sống thì năng suất giảm. Nếu vườn tiêu nào may mắn không bị bệnh thì với diễn biến của thị trường như hiện nay sẽ thu lãi lớn, còn như gia đình tôi thì coi như tay trắng”.

 Anh Vũ Văn Viễn, Chi hội phó Chi hội hồ tiêu xã Ia LBá cho biết: Qua kiểm tra chúng tôi thấy phần lớn diện tích tiêu chết do tổn thương bộ rễ. Những diện tích bị chết do sâu bệnh chúng tôi đã khuyến cáo bà con nông dân nên chuyển đổi sang trồng loại cây trồng khác. Vì đất này đã bị nhiễm bệnh nếu tiếp tục trồng tiêu người dân phải đầu tư rất lớn vào việc cải tạo đất.

Những vườn tiêu trụi lá.

Trước tình trên, lãnh đạo các huyện Chư Sê, Chư Pưh cũng đang cố gắng tìm giải pháp giúp nông dân trồng tiêu cứu vãn các vườn tiêu đang xuống cấp từng ngày. Ông Lê Sỹ Quý, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Trước hết chúng tôi nhận định tình hình thời tiết biến đổi trong những ngày tiếp để giúp nông dân chủ động có biện pháp chăm sóc tiêu. Kết hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ-Thực vật hướng dẫn cho người dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân như thế nào để vườn tiêu nhanh chóng phục hồi. Chúng tôi đã đề xuất lên cấp trên để có biện pháp, hỗ trợ giúp người dân cứu vườn tiêu.

Chung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh chia sẻ: Nông dân ở Chư Pưh đa phần làm tiêu, kinh tế gia đình phụ thuộc gần như toàn bộ vào cây tiêu. Cách đây một tháng, rục rịch giá tiêu tăng nên nông dân mừng nhưng thời gian gần đây, các vườn tiêu trên địa bàn huyện bị chết hàng loạt. Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh để trích ngân sách hỗ trợ các hộ có tiêu bị chết nhiều, góp phần giảm thiệt hại cho người dân…

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cung cấp nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của hai cơn bão số 9, 11 của năm 2009, nước ngập lâu đã làm thối rễ, là điều kiện thuận lợi để rệp sáp và các loại nấm xâm nhập phá hại; mặt khác thời gian gần đây nắng nóng kéo dài đã làm các vườn tiêu bị chết, xuống cấp nghiêm trọng.

Để giúp hội viên, nông dân phục hồi lại vườn tiêu kinh doanh, cứu vãn vụ tiêu năm nay, Ban Chấp hành Hiệp hội đã khuyến cáo, tập huấn cho hội viên và nông dân những biện pháp cần làm ngay để phục hối vườn tiêu kinh doanh. Trước mắt, chúng tôi hướng dẫn bà con nông dân cần tăng cường bón phân hữu cơ, phân vô cơ (Lân văn điển, Urê, Kali) nhằm tăng cường độ ẩm cho đất, tăng chất dinh dưỡng cho cây phát triển trở lại.

Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của Gia Lai, trong số này tập trung là vùng chuyên canh của tỉnh Gia Lai thuộc hai huyện Chư SêChư Pưh với gaàn 3.000 ha cho saûn löôïng haøng naêm töø 12 ñến 15.000 taán tieâu haït, ñaûm baûo chaát löôïng ñeå xuaát khaåu. Tuy nhieân, tình hình thời tiết diễn biến thất thường cộng với sâu bệnh trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây hồ tieâu làm cho đời sống của ngöôøi noâng dân gặp rất nhiều khó khăn; nhiều gia đình đã không còn vốn để đầu tư lại, nhiều hộ ñang lâm vào cảnh nợ nần do vay tiền để đầu tư vào trồng tiêu. Hơn ai hết, người nông dân đang mong chờ vào sự hỗ trợ của các ngành hữu quan. 

 “Hiện giá hồ tiêu được các thương lái mua tại vườn đang dao động từ 60.000 đến 65.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu năm. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, một vụ tiêu thất bại là điều dễ thấy..” Ông Hoàng Phước Bính nói không giấu được nỗi tiếc rẻ...

(Theo PHAN HÒA // Nhandan Online)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Sàn giao dịch điều chưa thể hoạt động
  • Tạm trữ nông sản: Vì sao nên nỗi?
  • Ngành rau quả chưa quan tâm công nghệ sau thu hoạch
  • Chênh vênh đầu ra cho nông sản
  • Nông sản Trung Quốc “sống khỏe” trên thị trường Việt
  • Phấn đấu nâng giá trị hàng nông sản xuất khẩu lên 6 tỉ USD
  • Nỗi lo từ nông sản ngoại
  • Tìm giải pháp hỗ trợ nông sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container