Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo động nhập siêu nông sản

Theo thống kê, riêng trong quý 1 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp vẫn ở mức rất cao và chiếm đáng kể trong tỷ trọng nhập siêu của nền kinh tế.

Điều này là hết sức nghịch lý trong bối cảnh Việt Nam là nước nông nghiệp.

Phân bón, thuốc trừ sâu dẫn đầu...

Tính đến cuối tháng Ba này, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm sản về nước ta đã đạt tới 3,3 tỷ USD. Cụ thể, phân bón ước nhập khẩu 361.000 tấn các loại với kim ngạch 122 triệu USD, trong đó nguồn nhập khẩu từ Canada tăng gấp hai lần, Bỉ gấp bốn lần.

Đối với mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước nhập khẩu 3 tháng đạt 131 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ cũng có kim ngạch nhập khẩu đạt 210 triệu USD, trong đó nguồn nhập khẩu từ Lào tăng mạnh, tới 92,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tín hiệu lạc quan nhất, đó là mặt hàng nhập khẩu số 1 trong nhiều năm nay là thức ăn gia súc và nguyên liệu, kim ngạch nhập khẩu 3 tháng đầu năm đã giảm 5%. Tuy vậy giá trị nhập khẩu vẫn ước đạt 582 triệu USD so với 617 triệu USD cùng thời điểm năm 2010.

Theo ông Lê Bá Lịch- Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam: “Thực chất, nhu cầu nhập khẩu TĂCN vẫn cần rất lớn, song do hồi tháng 2 vừa qua do việc các doanh nghiệp phải tái xuất hơn 450.000 tấn ngô nhập khẩu từ Ấn Độ, nên kim ngạch mới giảm.

Với thực trạng này, nhu cầu nhập khẩu trong quý 2 tới chắc chắn sẽ tăng mạnh do các nhà máy đang “đói” nguyên liệu do rơi vào thời kỳ giáp hạt”...

Căn bệnh trầm kha

TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại đánh giá: “Nhập siêu là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam, bắt nguồn từ việc muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, thì phải tăng kim ngạch nhập khẩu, có những mặt hàng xuất khẩu, mà riêng giá trị nhập khẩu đã chiếm đến 70%, tức chúng ta chỉ được hưởng có 25-30% giá trị sản phẩm đó.

Nhóm các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị, nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất chiếm tới 92%, chỉ có 8% mặt hàng nhập khẩu phục vụ tiêu dùng”.

Đối với việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản, TS Phạm Tất Thắng cho rằng: “Nông sản của Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu tốt như gạo, thuỷ hải sản, tôm, cà phê, cao su... Nhưng hàng xuất khẩu của chúng ta nhìn chung có vấn đề, đó là mới dừng ở dạng xuất khẩu thô. Cần phải có giải pháp khắc phục vấn đề này ngay.

Bên cạnh đó, theo tôi chúng ta cần lưu ý, là trong thời gian qua Việt Nam nhập khẩu quá nhiều mặt hàng Trung Quốc, nhất là rau, củ, quả và cần phải có biện pháp để kiềm chế lại ngay”.

Ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho rằng: “Việc nhập khẩu rau, quả ồ ạt từ Trung Quốc về Việt Nam có một phần nguyên nhân do điều kiện địa lý, như ở các tỉnh phía Bắc có các cửa khẩu ngay giáp Trung Quốc. Chúng ta muốn nhập khẩu về cho rẻ hơn là việc vận chuyển từ trong miền Nam ra”.

Cho đến nay, Bộ NNPTNT cũng đang rất lúng túng trong vấn đề này khi không thể đưa ra được hàng rào kỹ thuật để kiểm soát việc nhập khẩu rau, củ, quả từ Trung Quốc.

(Dân Việt)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Người trồng điều lao đao vì thời tiết thất thường
  • Doanh nghiệp nông sản “đói” vốn
  • Xuất khẩu hạt tiêu: “Người khổng lồ chậm tỉnh giấc”
  • Thu mua nông sản: Doanh nghiệp nội lép vế
  • Thị trường nông sản có đón gió mới?
  • Xuất khẩu nông sản đầu năm 2011: Còn nhiều nỗi lo!
  • Diện tích và năng suất cây điều có xu hướng giảm
  • Sản lượng gạo toàn cầu 2011 dự kiến đạt mức kỷ lục 452 triệu tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container