Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá nhiều loại nông sản hồi phục

Ca cao hai năm tuổi đang cho lứa trái đầu tiên ỡ một vườn ca cao ở tỉnh Dak Nông. Do nhu cầu ca cao thế giới tăng liên tục trong nhiều năm qua nên hiện nay, nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã chuyển nhiều vườn cây công nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang trồng ca cao-Ảnh: Hồng Văn

Giá nhiều loại nông sản trong nước đầu tháng 4 này hồi phục, có mặt hàng tăng nhẹ nhưng cũng có mặt hàng tăng giá mạnh dưới tác động của tăng trưởng xuất khẩu.

Hai mặt hàng chủ lực tăng giá

Hai mặt hàng nông sản có ảnh hưởng lớn đến nhiều hộ nông dân ở các tỉnh phía Nam và Tây nguyên là lúa gạo và cà phê hiện đang hồi phục nhẹ.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên ngày 5-4 ở mức 24.500 đồng/kg, tăng gần 2.000 đồng/kg so với đầu tháng 3 mà theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, là do giá cà phê thế giới tăng. Kỳ hạn giao hàng tháng 5-2010 ở sàn giao dịch London hiện 1.356 đô la Mỹ/tấn, đã đẩy giá xuất khẩu cà phê nhân loại R2 tại cảng Sài Gòn lên 1.285- 1.290 đô la Mỹ/tấn.

Vào giữa tháng 3, khi Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) công bố chính sách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê, chiếm 20% sản lượng cà phê cả nước, có hỗ trợ lãi suất của Chính phủ thì giá cà phê thế giới lẫn trong nước đều tăng sau một thời gian dài ở mức quá thấp. Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa, cho rằng thông tin Việt Nam mua tạm trữ cà phê để bình ổn giá đã tác động mạnh tới thị trường cà phê thế giới, khi mà sản lượng cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam dẫn đầu thế giới.

Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp cà phê và cả các chủ vườn cà phê thì việc giá cà phê trong nước tăng còn do lượng cà phê trong dân không còn nhiều, lượng cà phê trong nước bây giờ chủ yếu nằm trong tay các đại lý, các chủ trang trại có vốn khá, nên những người này không vội bán mà găm hàng chờ giá lên.

Ông Đặng Văn Huy, chủ trang trại 15 héc ta ở huyện Cư Mgar, Dak Lak, cho biết ông thu hoạch lẫn mua thêm bên ngoài 50 tấn cà phê nhưng hiện chỉ mới bán một nửa lúc giá thấp vì ông không vội bán như nhiều nông dân khác. Bây giờ giá lên là lúc ông cân nhắc có nên bán tiếp hay không nhưng ông nói: “nông dân trồng cà phê đa phần đã bán khi giá thấp để trang trải chi phí sản xuất, nợ nần”.

Về mặt hàng gạo, các doanh nghiệp kinh doanh gạo thông qua phân công của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã mua tạm trữ lúa hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu tấn quy gạo và đang mua tiếp 500.000 tấn, kéo giá lúa hồi phục nhẹ.

Hiện tại ở An Giang, lúa mua tại ruộng ngoại trừ giống lúa chất lượng thấp IR 50404 có mức thấp nhất 3.800 - 4.100 đồng/kg, còn lại các giống lúa chất lượng tốt hơn có giá mua 4.100 - 4.400 đồng/kg, mua tại kho của doanh nghiệp 4.200 - 4.500 đồng/kg.

Nhờ đầu ra thuận lợi

Không chỉ lúa gạo hay cà phê mà một số mặt hàng nông sản khác từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 cũng bắt đầu tăng giá nhờ đầu ra xuất khẩu thuận lợi hoặc do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp cho nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Mặt hàng cao su sau một năm giá xuất khẩu rớt xuống thấp vì khủng hoảng kinh tế thì nay hồi phục mạnh mẽ. Hiện giá cao su xuất khẩu đã vọt lên 1.400- 1.500 đô la Mỹ/tấn, tăng từ 100 đến 150 đô la Mỹ/tấn so với đầu năm 2009. Với mức giá này, mỗi tấn cao su thiên nhiên xuất khẩu, doanh nghiệp thu lợi nhuận 200-300 đô la Mỹ.

Hạt tiêu, hạt điều hay mật ong xuất khẩu đều tăng giá, đã đẩy giá bán ra của nông dân tăng theo, như mật ong hiện ở mức 55.000 đồng/kg, hạt tiêu 50.500 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ…

Với mặt hàng ca cao, hiện nay tuy sản lượng ca cao hàng hóa trong nước chưa nhiều, diện tích trồng ca cao cả nước chỉ xấp xỉ 12.000 héc ta và đa số là trồng xen canh và mới cho thu hoạch chỉ một nửa diện tích nên sản lượng chưa nhiều. Hạt ca cao thu hoạch được chủ yếu để làm giống nên phần nhiều các doanh nghiệp thu mua ca cao chủ yếu xuất khẩu thử nghiệm, thăm dò thị trường.

Thế nhưng, do tác động của giá hạt ca cao thế giới, nên giá hạt ca cao trong nước luôn ở mức cao và chỉ có tăng chứ không có giảm. Giá mua ca cao đã lên men của Công ty Cargill tại Dak Lak hiện 54.500 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nông dân trồng cà phê, trồng điều hay cây ăn trái có trồng xen ca cao đã kiếm thêm thu nhập không ít vì mỗi héc ta trồng xen ca cao thu ít nhất 2 tấn hạt.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu
  • Nghịch lý cây điều: Xuất khẩu tăng, diện tích giảm
  • “Phập phồng” điều xuất khẩu
  • Ngành Điều muốn giữ vững vị trí số 1 thế giới - Vấn đề cốt lõi: Mở rộng vùng nguyên liệu
  • Ngành điều thu lợi nhuận lớn, càphê mất uy tín
  • Ngành điều: Muốn bứt phá nhưng thiếu nội lực
  • "Phập phồng" điều xuất khẩu
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của vú sữa lò rèn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container