Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điều: Muốn bứt phá nhưng thiếu nội lực

Trong bốn năm liền (2006- 2009), Việt Nam liên tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều. Đặc biệt trong năm 2010, theo hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), các doanh nghiệp ngành điều đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD, lập kỷ lục mới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều.

Sức cạnh tranh của ngành điều hiện nay không cao và thiếu bền vững. Ảnh: HB

Tuy nhiên, nếu phân tích một cách căn cơ thì sức cạnh tranh của ngành điều hiện nay không cao và thiếu bền vững. Điều thấy rõ nhất là diện tích trồng điều trong nước đang giảm sút rõ rệt, sản lượng lại bấp bênh. Cụ thể, sản lượng điều năm 2007 là 400.000 tấn, đến năm 2008 giảm xuống còn 350.000 tấn và năm 2009 càng giảm sút hơn nữa.

Nguyên nhân chính là do thu nhập từ cây điều không cao, không hấp dẫn bằng các loại cây trồng khác như cao su, sắn, bắp... Minh chứng rõ nhất là trong vòng 5 năm qua, giá hạt điều xuất khẩu tăng đến 36% nhưng giá thu mua nguyên liệu trong nước trồi sụt và chỉ ở mức “ổn định”. Năng suất điều không cao, giá bán lại chỉ quanh quẩn ở mức thấp khiến cho nông dân mất đi sự gắn kết với loại cây này. Nếu như năm 2006 có diện tích điều cao nhất với 444.200ha thì nay chỉ còn 393.000ha, riêng năm 2009 giảm trên gần 51.000ha. Dự báo, diện tích điều sẽ giảm xuống còn 350.000ha trong thời gian tới. Ngay cả năng suất bình quân, dù có lúc trên 1 tấn/ha (gấp đôi bình quân thế giới), hiện nay giảm xuống còn 0,86 tấn/ha.

Một nghịch lý khác mà ngành điều đang đối mặt, đó là việc khẳng định thương hiệu cần phải dựa vào chất lượng. Thế nhưng, hầu hết các cơ sở chế biến điều còn ở mức sơ sài. Trong số hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động, hiện mới có 20 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, bảy doanh nghiệp có nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- HACCP.

Theo VINACAS, số doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu trên 5 triệu USD/năm chỉ 38 đơn vị. Nhiều doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu mà không có nhà máy chế biến, khi có lãi thì tham gia, khi khó khăn thì bỏ chạy. Đó là chưa kể, việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đến 95% sản lượng điều cho xuất khẩu cũng là một nỗi bất an.

Vì thế, ngành chế biến, xuất khẩu nhân điều, dù đang muốn bứt phá nhưng lại không đủ nội lực.

(Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • "Phập phồng" điều xuất khẩu
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của vú sữa lò rèn
  • Việt Nam tham gia sáng lập Hiệp hội điều thế giới
  • Sản lượng hồ tiêu thu hoạch ở Gia Lai giảm 30%
  • Giá thu mua hạt điều nguyên liệu tăng hơn 50%
  • Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê
  • Nan giải diện tích trồng điều
  • Giá hồ tiêu sẽ tăng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container