Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành chăn nuôi Việt Nam: Cần cơ chế bình đẳng

Giá các sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng sau một thời gian tăng chóng mặt đến nay, lại phải đối diện với thực cảnh “lao dốc” không phanh. Xoay quanh vấn đề này, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục chăn nuôi Bộ NN& PTNT.

Ông Giao cho biết, giá sản phẩm chăn nuôi các tháng đầu năm 2011 tăng cao, sau khi giá tăng mạnh vào thời điểm tháng 6, đến tháng 7/2011 mặt bằng chung giá các sản phẩm chăn nuôi đã giảm trở lại và vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá.

- Vậy, đâu là nguyên nhân chính đẩy ngành chăn nuôi lâm vào thực cảnh này, thưa ông?

Đánh giá nguyên nhân giá sản phẩm chăn nuôi tăng cao và tăng đột biến trong các tháng đầu năm 2011 (đặc biệt là giá thịt lợn) theo tôi, trước hết là do thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là thịt lợn tại một số thời điểm và tại một số vùng, tạo ra sự khan hiếm cục bộ và gây áp lực tăng giá. Sự thiếu hụt này xảy ra trong tháng 6, tháng 7 và thiếu hụt ở miền Bắc là chủ yếu. Bên cạnh  thiếu hụt nguồn cung là chi phí đầu vào tăng đã thiết lập mặt bằng giá mới đối với tất cả sản phẩm chăn nuôi...

Còn nguyên nhân giá sản phẩm chăn nuôi lợn và gia cầm giảm từ tháng 8 đến nay tôi cho rằng, theo chu kỳ sản xuất chăn nuôi đến thời điểm tháng 7 một số loại vật nuôi kết thúc chu kỳ nuôi nên nguồn cung trên thị trường đã tăng hơn so với các tháng trước đó. Mặt khác, do lũ lụt các tại ĐBSCL và miền Trung và dịch bệnh tai xanh tái phát khiến người chăn nuôi bán chạy  gia súc, gia cầm. Hơn nữa là có yếu tố khống chế giá của thương lái.

- Hiện nay, có không ít DN trong lĩnh vực chăn nuôi kỳ vọng vào chính sách điều tiết của nhà nước như vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng... Vậy, ông nhìn nhận như thế nào về điều này?

Theo tôi, nhà nước cần phải khuyến khích DN (chủ yếu là DN trong nước) vay vốn ưu đãi đầu tư cơ sở giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, đầu tư kho lạnh, mua dự trữ thịt xẻ đông lạnh khi dân bán lợn hơi dưới giá thành sản xuất. Đây là việc cần đầu tư để bảo hộ sản xuất. Tuy nhiên, để làm được như vậy thì cần phải ưu tiên quy hoạch giành đất cho DN làm kho tàng, sân bãi ở cảng với giá đất ưu đãi. Riêng các khu quy hoạch chăn nuôi cũng cần được coi trọng và bình đẳng như đầu tư vào khu công nghiệp.

Mặt khác, nhà nước và các cấp địa phương nên quy hoạch đầu tư thủy lợi, xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: vùng ngô Hát Lót (Sơn La); Anh Sơn (Nghệ An); Đăk Lăk; Định Quán, Thống Nhất (Đồng Nai); Cẩm Vân, Quý Lộc (Thanh Hóa)...

Hơn nữa, đặc thù nguyên liệu thức ăn của ngành chăn nuôi là phải nhập khẩu phần lớn là hàng rời, vận chuyển từ Mỹ, Nam Mỹ về VN. Vì vậy, lãnh đạo Bộ NN và PTNT cần làm Đề án  trình Chính phủ về phương án dự trữ ngô, khô đậu tương, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Đầu tư cảng chuyên dùng nhập ngô, khô đậu tương, đậu tương, hàng nông sản.

 

Hiện nay giá đất nông nghiệp của VN cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, lãi suất của VN cũng quá cao đối với đầu tư lâu dài cho chăn nuôi.

Điều quan trọng không thể thiếu là các quy chế, chế tài quản lý liên quan đến DN cần được các DN, hiệp hội, trang trại tham gia ý kiến trước khi ra quyết định cuối cùng. Không để nhóm lợi ích lạm dụng chức năng quản lý, gây khó khăn cho DN. Kinh doanh nông nghiệp tạo ra lợi nhuận đã khó, nhưng khó hơn là những chế tài gây “nghẹt thở” DN, hạn chế sản xuất kinh doanh phát triển.

- Trước mắt để đảm bảo nguồn cung thực phẩm, duy trì sự tăng trưởng, bình ổn giá thị trường từ nay đến cuối năm. Theo ông, chúng ta cần phải có giải pháp đồng bộ gì?

Theo tôi, trước mắt chúng ta cần tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Tại các địa phương đang có dịch áp dụng mọi biện pháp và huy động các nguồn lực để dập tắt dịch, không để dịch lây lan... Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Đặc biệt, chú trọng tăng cường công tác quản lý thị trường các sản phẩm chăn nuôi, từng bước thiết lập thị trường sản xuất kinh doanh thực phẩm cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết, quản lý của nhà nước đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia; trong đó giết mổ và chế biến thực phẩm là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện, nhà nước không chỉ quản lý về mặt ATVSTP mà cần thu thuế VAT thay cho thuế VAT của thức ăn chăn nuôi hiện đang đánh vào người chăn nuôi (5%). Ngoài ra, cũng cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.

Muốn người dân phát triển chăn nuôi hiện đại, chúng ta cần có cơ chế tín dụng ưu đãi cho họ. Hiện nay giá đất nông nghiệp của VN cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, lãi suất của VN cũng quá cao không thể đầu tư lâu dài cho chăn nuôi được...

- Căn cứ vào tình hình thực tế, ông có dự báo gì cho ngành chăn nuôi từ nay đến cuối năm?

Với đà tăng trưởng như hiện nay, đến cuối năm nguồn cung sản xuất trong nước về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, sản xuất thịt lợn bình quân mỗi tháng là 175 ngàn tấn thịt xẻ, thịt gia cầm 52-55 ngàn tấn thịt xẻ, các loại thịt khác khoảng 13 ngàn tấn. Nếu điều kiện tự nhiên cho chăn nuôi được duy trì và kiểm soát được dịch bệnh thì năm 2011 tiểu ngành chăn nuôi có thể đạt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành như kế hoạch đề ra.

- Xin cảm ơn ông !

Mai Thanh thực hiện// Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Thừa Thiên-Huế: Nhà máy sắn ứ đọng nguyên liệu
  • Nông sản tăng dần xuất siêu
  • Tạo thương hiệu để nâng cao giá trị quả thanh trà
  • Tăng giá trị nông sản nhờ sản xuất theo VietGap
  • Trồng sen lấy hạt - nghề cho thu nhập cao ở Huế
  • Bất chấp khuyến cáo, nông dân vẫn ồ ạt trồng tiêu
  • Chôm chôm Tân Phong đạt chứng nhận VietGAP
  • Doanh nghiệp chế biến hạt điều kêu cứu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container