Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phấn đấu nâng giá trị hàng nông sản xuất khẩu lên 6 tỉ USD

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2010, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt 127.000 tỉ đồng, tăng gần 20.000 tỉ đồng so năm 2009, nâng tỉ trọng công nghiệp lên 41% trong cơ cấu kinh tế quốc dân; kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 6 tỉ USD, tăng 0,5 tỉ USD so với năm 2009.

Để hoàn thành chỉ tiêu trên, ĐBSCL phát triển 3 trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 MW- 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông nối vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam bộ, các vùng khác của cả nước và khu vực cũng như kết nối các đô thị lớn trong vùng, trước hết là các công trình có liên quan đến phát triển vùng như Quốc lộ 1A, đường N1, N2, các cảng hàng không; nạo vét luồng tàu sông biển. Các tỉnh đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng khác, trước hết là TPHCM phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là thế mạnh hàng đầu của vùng để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong ngoài nước. Các tỉnh tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu, giữ vững thị trường cũ đồng thời mở rộng tiêu thụ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á, EU, Bắc Mỹ và châu Phi hai mặt hàng chủ lực gồm 700.000 tấn thủy sản và từ 5 - 5,5 triệu tấn gạo. Các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang đẩy mạnh chế biến thủy sản nước lợ. An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang đẩy mạnh chế biến cá da trơn, nâng tổng sản lượng thủy sản chế biến trong năm 2010 lên 776.000 tấn, tăng 39.000 tấn so năm 2009. Các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ nâng cao năng lực chế biến trái cây. Riêng Kiên Giang, An Giang mở rộng khả năng sản xuất vật liệu xây dựng, Cần Thơ phát triển công nghiệp cơ khí, điện máy.

Được biết, từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL đạt trên 2,3 tỉ USD.

(Theo Cantho Online // TTXVN)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Nỗi lo từ nông sản ngoại
  • Tìm giải pháp hỗ trợ nông sản
  • Thương hiệu nông sản - Mới xây đã muốn... sập!
  • Hạt điều Bình Phước: Khi nào hết “vô danh”?
  • Tan hoang vườn tiêu ở vùng trọng điểm Chư Pưh
  • Cấp thiết nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu
  • Cần nhập khẩu 300.000 tấn hạt điều nguyên liệu
  • Chế biến nông sản: Nguyên liệu “ăn đong”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container