Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp ôtô: Thời điểm tốt để đầu tư và cải tổ

Thường thì nhiều DN ôtô của VN quyết định tiến hành các hoạt động đầu tư khi thị trường khởi sắc. Tuy nhiên, hiện có nhiều quan điểm cho rằng thời điểm thị trường sụt giảm hiện nay chính là cơ hội tốt nhất cho các DN tiến hành đồng thời hai vấn đề song song: Cải tổ và đầu tư. Vấn đề chỉ là cải tổ cái gì và đầu tư cái gì ?

Điều này được xem là hợp lý, nhưng quan trọng khi thực hiện hai việc này phải có sự kết hợp, đồng hành giữa DN và Chính phủ. Nói một cách khác, thông qua sự sụt giảm của thị trường, các nhà quản lý hãy cùng với DN nhìn nhận lại tổng thể khả năng, năng lực chính ngành công nghiệp này. Ngồi lại để tìm kiếm những giải pháp cả trước mắt lẫn lâu dài.

Gặp nhau

Lâu lắm rồi thị trường ôtô VN và thế giới mới có sự gặp nhau, trùng hợp. Đó là việc phải đối mặt với doanh số sụt giảm ngay đầu năm. Nhìn chung tháng 1/2009 DN ôtô của thế giới sụt giảm tới 1/3 so với cùng kỳ. VN cũng không ngoại lệ. Số lượng bán hàng của các thành viên Vama đạt 3.852 chiếc, bằng 1/3 so với tháng 12/2008 (9.293 xe) và cùng kỳ năm 2008, trở thành thời điểm doanh số bán hàng thấp nhất trong ba năm qua. Điều này có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất vẫn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn. Minh chứng cho điều này là nhiều mẫu xe dù mới - như Mitshubishi Zinger - giá cũng tương đối hấp dẫn nhưng số lượng bán chỉ đạt vài chục chiếc. Những mẫu xe đã từng “làm mưa làm gió” như Chevorlet Captiva cũng chỉ hơn 103 chiếc...

Dù mới đây, các DN ôtô đều đã quyết định giảm giá mạnh, tung ra nhiều sản phẩm mới, chế độ hậu mãi, dịch vụ tốt nhưng dự báo thị trường sẽ vẫn không mấy khả quan. Như DĐDN đã phân tích là do ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tác động mạnh, mức giảm giá chưa đủ sức hấp dẫn với người tiêu dùng...

Khó khăn = cơ hội cải tổ

Có thể khẳng định, những khó khăn của các DN ôtô đang tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, nhưng nếu cứ kéo dài như thế này thì các DN khó có thể trụ vững. Tuy nhiên, khó khăn đó chính là cơ hội cho DN cũng như ngành ôtô, xe máy nhìn nhận lại mình.

Có một điều đặc biệt của thị trường ôtô, xe máy VN là thiếu sự cân bằng, hòa hợp giữa DN và khách hàng. Lúc hàng bán tốt thì khách hàng bị bắt chẹt và ngược lại lúc thị trường ảm đạm thì người tiêu dùng cũng thờ ơ, bắt chẹt lại. Điều này không biết kéo dài đến bao lâu. Vụ việc liên quan đến giá một số loại xe máy như Airblade, Lead... của Honda VN bị đội lên chẳng hạn. Cty Honda VN không nhận trách nhiệm. Vậy thì ai đứng ra nhận trách nhiệm đó? Nếu không nhận trách nhiệm thì phải chăng, bản thân Honda VN khi đưa ra mức giá bán lẻ đề xuất đã tính toán đến vấn đề này? Nếu vậy thì thực sự không mấy thân thiện với khách hàng, mà không thân thiện với nhau thì khi anh gặp khó tôi cũng chẳng quan tâm.

Việc cải tổ của các DN ôtô, xe máy hiên nay cần chú trọng đến yếu tố mang lại lợi ích hài hòa giữa DN và người tiêu dùng.

2009 là năm được xem là có nhiều cơ hội để DN dưới sự hỗ trợ của Chính phủ tiến hành các hoạt động đầu tư, nhất là lĩnh vực linh kiện, phụ tùng (CN phụ trợ)...

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc cải tổ không chỉ đơn thuần là việc tiết giảm chi phí, cắt giảm nhân công, tung ra sản phẩm mới, gia tăng dịch vụ... mà nên bắt đầu từ việc cải tổ các mối quan hệ hoà hợp và thân thiện hơn với khách hàng. Việc cải tổ đó không chỉ mang lại lợi nhuận cho DN mà còn phải mang lại lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng. Điều này nhiều DN ôtô, xe máy VN chưa làm được. Hầu hết các DN chỉ tập trung vào việc cắt giảm chi phí tối đa để tăng lãi, giảm lỗ cho mình chứ ít quan tâm đến quyền lợi của khách hàng. Ngay cả đợt giảm giá xe vừa qua cũng xuất phát từ việc Chính phủ giảm 50% thuế GTG, chứ bản thân các DN có tự động giảm đâu – một khách hàng nhận định – nói như vậy có nghĩa là nhiều DN vẫn đang tiếp tục “làm giá” với người tiêu dùng. Nói là khó khăn, nhưng lượng xe trong năm 2008 của các thành viên Vama vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng giá cả chẳng hề giảm. Vậy thì việc cải tổ bằng cách tiết giảm chi phí... chỉ mang lại lợi ích cho mỗi một mình DN.

Đầu tư cho lâu dài

Khó khăn, ảm đạm nhưng các DN vẫn sẽ tiếp tục đầu tư. Đó là nhận định của nhiều DN như Mercedes – Benz, Ford VN, Toyota, Trường Hải và họ đang làm điều đó một cách nhanh chóng, quyết liệt. Những DN này đều có chung một nhận định là dù hiện tại họ đang gặp khó khăn, nhưng triển vọng của thị trường ôtô VN rất lớn. Nói như ông Micael Pease, TGĐ của Ford VN thì khó khăn cũng là một cơ hội để đầu tư, nếu DN thực sự nhìn thấy triển vọng lâu dài của thị trường này. Chính vì vậy, ngoài việc cắt giảm các khoản chi phí thì Ford VN vẫn chú trọng đầu tư, mở rộng dây chuyền, tăng cường tỷ lệ nội địa hoá.

Với Cty ôtô Trường Hải thì hiện tại vẫn đang xúc tiến nhanh việc xây dựng một khu chuyên sản xuất về linh kiện, phụ tùng và nhiều khả năng những sản phẩm này không chỉ cung ứng cho trong nước mà về cơ bản là xuất khẩu cho các nước trong khu vực. Những DN biết đầu tư trong thời điểm này được xem là khôn ngoan, ít nhất là giá thành đầu tư cũng giảm rất nhiều, nhiều trường hợp chỉ bằng khoảng 1/3 so với thời điểm trước đây. Vả lại, khi nói đến ý định đầu tư trong thời điểm hiện tại sẽ được nhiều đối tác ủng hộ, thuận lợi trong đàm phán, kêu gọi... Qua việc đầu tư trong thời điểm này cũng dễ dàng nhận thấy DN nào có ý định đầu tư lâu dài, không chụp giựt và là những DN có tiềm lực thực sự – một chuyên gia nhận định. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng đừng để DN làm một mình. Mà đây cũng là cơ hội tốt nhất để các nhà quản lý hoạch định lại chính sách, hỗ trợ thực sự hơn cả trước mắt lẫn lâu dài. Điều này nhận được sự ủng hộ của DN lẫn các chuyên gia. ủng hộ của Chính phủ, các ngành hiện nay đối với các DN ôtô không chỉ đơn thuần là giảm thuế mà xa hơn là lựa chọn và khuyến khích, hỗ trợ những dự án lâu dài, nhất là đối với các dự án gia tăng công nghệ, sản phẩm, những dự án đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng (vốn quá thiếu ở thị trường VN). Khó khăn, nhưng là thời điểm tốt để nhà quản lý lẫn DN phối hợp, tạo cơ hội để cải tổ và đầu tư.

(Theo báo Diễn dàn doanh nghiệp)

  • Tổng thống Mỹ Obama lập ban hồi phục ngành xe hơi
  • Giải cứu ngành ôtô Mỹ - Cuộc chơi nhiều rủi ro
  • Tháng ế ẩm nhất trong 3 năm của ôtô trong nước
  • Ngành ôtô Nhật đang khốn đốn
  • Ngành linh kiện xe hơi Mỹ đòi hỗ trợ 20,5 tỷ USD
  • Honda sẽ sản xuất xe máy chạy bằng pin
  • Nhu cầu tiêu thụ ô tô vẫn còn sụt giảm trong năm nay
  • Doanh số bán ôtô của Mỹ thấp kỷ lục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container