Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu ô tô những tháng cuối năm: Lỗ cũng bán!

Nếu như cách đây khoảng hơn một tháng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ôtô, bao gồm cả nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất, lắp ráp còn đang hi vọng vào sự khởi sắc về mức tiêu thụ của những tháng cuối và đầu năm (dương lịch – thường chiếm một lượng tiêu thụ lớn của cả năm), thì nay họ có vẻ không còn tin tưởng nữa.

Nhiều biện pháp nhằm kích cầu thị trường được đưa ra, nhưng nhìn chung tình hình vẫn có vẻ còn tiếp tục ảm đạm và chưa biết bao giờ mới hồi phục. Song hành với các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường là hàng loạt, hàng loạt cách cắt giảm chi phí...

Liên tục hạ giá

Dù rất khó khăn và có thể nói mấy tháng gần đây, các doanh nghiệp ôtô lớn, nhỏ, mạnh yếu đều “bóp bụng” tung ra hàng loạt chương trình giới thiệu, khuyến mãi, ưu đãi, nhưng tình hình gần như không thay đổi, doanh số bán cứ tụt dốc. Tiếp theo là liên tục giảm giá bán xe. Cho đến thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp ôtô có mặt tại Việt Nam đều đã lần lượt giảm giá các mẫu xe của mình. Nếu tính từ thời điểm cách đây gần 1 năm thì nhiều loại xe đã giảm tới 10 - 20% (kể cả xe nhập lẫn xe lắp ráp). Đơn cử như Santa Fe 2.0L, máy dầu của Hyundai hiện chỉ còn khoảng 42.000 USD, kể cả thấp hơn so với 48.000 USD cách đây mấy tháng. Hầu hết các xe nhập khẩu đều giảm mạnh, kể cả các loại xe sang như BMW. Gần như tất cả các mẫu xe này nhập khẩu vào Việt Nam qua Euro Auto đều liên tục giảm gía mạnh. Có những mẫu giảm tới hơn 32.000 USD/xe  như  mẫu 530i.  Cùng với việc giảm giá, số lượng các loại xe sang, xe siêu sang với mức giá từ 100.000 - 200.000 USD nhập về và bán được về tính đến nay quá ít so với cùng kỳ 2007.

Cùng với việc công bố số lượng bán hàng của Vama trong tháng 11/2008 với mức tiêu thụ thấp hơn gần 50% so với cùng kỳ năm 2007 và thấp hơn khoảng 500 xe so với tháng 10/2008, chỉ đạt 5.174 chiếc, nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục công bố hạ giá. Ford Việt Nam giảm hầu hết các loại (trừ Mondeo nhập khẩu) với mức giá từ 1.000 - 5.000 USD/chiếc (tuỳ loại), áp dụng từ tháng 12/2008. Mercedes - Benz được xem là doanh nghiệp từ đầu năm đến nay ít giảm giá nhất nhưng cũng vừa công bố mức giảm kỷ lục trong tháng 12 dành cho tất cả khách hàng mua các phiên bản C-Class với 10%. Cụ thể, C200K Elegance từ 62.900 USD xuống còn 56.610 USD; C 200K Avantgard từ 64.900 USD xuống 58.410 USD.

Bán càng nhanh càng tốt

Ngoài việc giảm giá, tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn, tăng cường chăm sóc khách hàng, tăng bảo hành, tặng bảo hiểm, tặng lệ phí trước bạ, liên kết, hợp tác với các ngân hàng cho vay ưu đãi mua xe, giảm giá phụ tùng... các doanh nghiệp cũng hầu như đều “xua quân” đi bán hàng. Nhân viên của một nhà sản xuất cho biết: Trước đây, để đàm phán giảm giá khi bán một chiếc xe rất khó khăn, nhưng giờ thì rất dễ dàng. Nhiều trường hợp khách hàng mua với giá biết là chịu lỗ, nhưng sếp vẫn OK. Có cảm giác như bán càng nhanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, lỗ cũng phải chấp nhận. Ngoài việc giảm giá cho khách hàng, những nhân viên bán hàng còn được thưởng gấp nhiều lần so với trước đây. Ví như trước đây bán một chiếc xe, nhân viên được hưởng 1 - 3 triệu thì con số đó vào thời điểm bây giờ có thể là 10 - 15 triệu đồng. Trước đây, nhiều doanh nghiệp cũng chú trọng mạnh vào các khách hàng mua xe theo lô (khoảng 5 - 10 chiếc trở lên), nhưng khoảng thời gian qua, hầu như đối tượng khách hàng này gần như không tồn tại. Vì vậy, việc bán được hàng theo lô hiện đang là ước mơ của nhiều doanh nghiệp ôtô

Lo lắng nhiều hơn

Có nhiều lý do để các doanh nghiệp bán càng nhanh càng tốt, kể cả chịu lỗ như: tổng kết nợ nần, lỗ lãi, quyết toán năm... Cũng có nhiều ý kiến nghiêng về việc hiện lượng xe của các doanh nghiệp còn tồn đọng quá nhiều, ít thì khoảng 1-2 nghìn xe. Nhiều thì cả chục nghìn xe. Tuy nhiên, điều đó chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Một chuyên gia cho biết, có những yếu tố quan trọng thúc đẩy và bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ để bán xe: 1/Lượng xe tồn đọng của nhiều nước hiện nay rất lớn, kể cả xe nguyên chiếc lẫn linh kiện và giá thì chắc chắn đã giảm hơn rất nhiều so với cách đây vài tháng (như ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước Châu Á khác). Và các doanh nghiệp Việt Nam thường nhập xe và linh kiện từ các nước này. Vì vậy, nếu không bán nhanh thì khi lượng xe hoặc các linh kiện, bộ linh kiện đó được nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian tới thì chắc chắn giá thành ôtô sẽ hạ, nhất là đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc. Khi đó, các sản phẩm trong nước đang khó tiêu thụ sẽ dễ bị ế. 2/Khi nhập xe hoặc linh kiện, nhiều doanh nghiệp đang phải vay nợ ngân hàng và nếu không tiêu thụ nhanh thì chịu lãi ngân hàng còn mệt hơn so với việc bán lỗ. 3/Hiện tại, nhiều mẫu xe mới liên tục được đưa vào, giới thiệu tại thị trường Việt Nam và nếu không tiêu thụ nhanh thì những mẫu xe cũ khó có thể cạnh tranh với những mẫu mới, vốn tốt hơn và phù hợp xu thế hơn.

Ngoài ba yếu tố trên thì nhiều ý kiến cho rằng, trong tình hình hiện nay, để kích cầu trong việc mua sắm (bao gồm cả ôtô) thì có thể sang năm, nếu Chính phủ cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc xuống thì nhiều khả năng các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ gặp khó khăn.

Một doanh nghiệp cho biết, hiện lượng xe tồn tại nhiều nước là rất lớn, nhưng chủ yếu là các dòng xe hạng sang cao cấp, hạng trung chứ dòng xe nhỏ gần như không có. Vì vậy, nếu giá có tiếp tục giảm thì chỉ là các dòng xe hạng sang, hạng trung chứ xe nhỏ khó có thể tiếp tục giảm. Thực hư còn phải tiếp tục chờ, nhưng có thể thấy các doanh nghiệp ôtô đang thực sự lo lắng, mà cái lo lớn nhất là lượng xe của nhiều nước đang tồn đọng lớn, giá rẻ. Nếu không sớm tiêu thụ được những sản phẩm đang tồn đọng trong nước thì sẽ càng khó cạnh tranh trong thời gian tới.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Các “đại gia” xe hơi Mỹ đã có lối thoát
  • Sẽ đề nghị nâng phí trước bạ ô tô, xe máy lên 25%
  • Mây đen lại vần vũ trên thị trường ôtô
  • Các hãng xe hơi phải thay CEO nếu muốn giải cứu
  • Ford sa thải 3 Phó Tổng Giám đốc tại Philippines
  • Mỹ thỏa thuận hỗ trợ từ 15 đến 17 tỷ USD cho ngành sản xuất ô-tô
  • Áchentina: Sản lượng ôtô sẽ sụt giảm trong năm 2009
  • Đức: Doanh số bán ôtô sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container